Tại tọa đàm "Tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp" do Báo Người Lao Động tổ chức sáng 13/12, các chuyên gia đã trao đổi và đưa ra các kiến nghị để giải quyết các điểm nghẽn trên thị trường vốn cho doanh nghiệp (DN).
Theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ - quốc gia, có một số ý về cân bằng rằng trước hết, chúng ta phải cân bằng tốt hơn giữa kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng, vì nếu chặt hoặc lỏng quá đều không được.
Do vậy, đây là bài toán khó mà NH trung ương và cơ quan quản lý các nước đều khó, theo ông Lực. Như ở Mỹ, có cả hội đồng tính toán cẩn trọng trước mỗi lần tăng lãi suất.
“Chúng tôi cũng đang kiến nghị với Chính phủ cân bằng lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời kiến nghị cân bằng giữa rủi ro, vì thời gian qua có thể chúng ta kiểm soát rủi ro mạnh quá làm tắc nghẽn không đáng có trong bối cảnh kinh tế đang tăng trưởng. Do đó, cần phải cân bằng giữa ngân sách và hỗ trợ DN”, TS Cấn Văn Lực chia sẻ.
Ngoài ra, hiện nay, chính sách tiền tệ vẫn đang thu hẹp, tỷ giá tương đối cao cao, lãi suất cao, dự trữ ngoại hối tương đối nhiều. Do đó, theo chuyên gia, cần phải nhận diện thêm về chính sách tài khóa. “ Chúng tôi đang kiến nghị, năm tới, chính sách tài khoá cần có thêm chính sách hỗ trợ người dân như thuế, phí, có thể giãn, hoãn, hoặc giảm. Kể cả chuyện trợ giá, xăng dầu, năng lượng có làm tiếp khôn…”.
Cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá
Theo ông Lực, cái cân bằng tiếp theo là cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá, nếu bây giờ, muốn kiểm soát tốt tỷ giá như NHNN đã làm thời gian qua thì phải tăng lãi suất. Nhưng vấn đề là tăng tới mức độ nào? DN có chịu được không?
“Chúng tôi đã có mô hình tính toán sơ lược. Có một yếu tố tích cực, như chúng tôi dự báo là áp lực lãi suất, tỉ giá năm tới sẽ nhẹ hơn rất nhiều, khi Mỹ sẽ tăng lãi suất trong quý I,II sau đó dừng lại. Và nếu đến quý 4 năm sau, kinh tế Mỹ suy thoái họ có thể giảm lãi suất… Khi đó, Việt Nam tính toán việc cân bằng lãi suất và tỷ giá cho phù hợp”, chuyên gia cho hay.
Còn về cân bằng tài chính, theo chuyên gia Lực chia sẻ, trong năm 2021, tổng tín dụng chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng 11 tháng đầu năm nay nền kinh tế lại dựa hơi nhiều vào vốn tín dụng, riêng vốn cho bất động sản 11 tháng đầu năm có tới gần 70% đến từ tín dụng khi kênh trái phiếu hạn hẹp, ách tắc, các kênh khác hạn chế.
Do đó, cân bằng hơn giữa các kênh trái phiếu trong nước và quốc tế, vốn tín dụng ngân hàng… Ngoài ra, một kênh khác cũng rất quan trọng là các quỹ mở, quỹ hưu trí, cũng là những nguồn vốn rất quan trọng cho vốn trung dài hạn.
“Chúng tôi đang kiến nghị sửa Nghị định 65 theo hướng để các nhà đầu tư tổ chức cùng tham gia như quỹ đầu tư, quỹ mở, các tổ chức tài chính khác. Một thông tin đáng chú ý, là năm nay, vốn đầu tư tư nhân lại tăng mạnh hơn so với các dòng vốn đầu tư khác như khu vực vốn nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài…”, theo TS.
Bên cạnh đó, TS Lực nhận định, với Ngành du lịch khi có hạn mức tín dụng đương nhiên NHNN sẽ có định hướng nhưng nguyên tắc là ai có nhu cầu trước phục vụ trước, đây là vấn đề luân chuyển vốn cho nền kinh tế…
Với dự án khả thi, DN cần đa dạng hóa các nguồn vốn, từ vốn ngân hàng và các kênh khác và cái chính là cần công khai, minh bạch và chuyên nghiệp hơn. DN cũng cần quan tâm hơn về quản lý, kiểm soát rủi ro.
Theo chuyên gia, vì một số DN ít quan tâm tới quản lý rủi ro, nên khi xảy ra thì giật mình và rất bị động, như rủi ro về tỷ giá, lãi suất, dòng tiền đang ảnh hưởng trực tiếp thời gian qua.
Ngoài ra, DN cũng nên hạn chế dùng đòn bẩy tài chính, vì như chúng tôi rà soát các DN bất động sản là dùng đòn bẩy tài chính quá nhiều và đầu tư dàn trải. Các DN đầu tư hàng loạt dự án cùng lúc thì làm sao quản lý, làm sao kiểm soát khi có biến động xảy ra… Riêng về ngành du lịch, đề xuất anh Kỳ nên có một diễn đàn về phát triển du lịch cùng bàn liên quan đến vốn, sản phẩm, nhu cầu thị trường, TS Cấn Văn Lực cho hay.