Việc giảm thuế không chỉ giảm khó khăn cho doanh nghiệp mà chính là giảm chi phí cho người dân, kích cầu trong hệ thống chuỗi giá trị cung ứng.
Việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% sẽ kích thích tiêu dùng đối với thị trường nội địa và mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút thêm nguồn lực đầu tư từ bên ngoài vào Việt Nam. Việc giảm thuế không chỉ giảm khó khăn cho doanh nghiệp mà chính là giảm chi phí cho người dân, kích cầu trong hệ thống chuỗi giá trị cung ứng. Giảm 2% tuy là không nhiều nhưng thị trường nội địa phải có sự phát triển và như vậy cũng tăng được nguồn thu.
Bởi lẽ, trong 2 năm trở lại đây, tổng cầu đang giảm, trong khi đó tổng cung lại tăng đột biến. Chính vì vậy, khi giảm thuế GTGT, ngoài doanh nghiệp thì người dân, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi.
Với thực tế hiện nay, mặt bằng hàng hoá đã có chất lượng, giá cả cạnh tranh thì người dân sẽ càng có lợi khi được mua hàng hoá với một mức giá hợp lý hơn. Cùng với đó, đối với ngân sách, khi kích cầu thì ngân sách sẽ tăng thu. Đặc biệt, trong một chuỗi giá trị cung ứng, nhiều nhà đầu tư sẽ tự tìm đến với thị trường Việt Nam khi nước ta có các chính sách miễn, giảm thuế, phí, đặc biệt là thuế GTGT.
Chính vì vậy, động thái giảm thuế GTGT là vô cùng quan trọng và phù hợp với thực tiễn khi mà chúng ta đang cần tới một sự kích cầu lớn. Chính sách này đã đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về tài chính đối với cơ quan quản lý, người dân, doanh nghiệp trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Áp thuế GTGT phân bón 5%, nông dân được hưởng lợi!
Áp thuế GTGT phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững