Người Việt thường xuyên bị phàn nàn về năng suất lao động. Tuyên nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện nhờ công cụ Giao việc 4.0 mang tên XLP.
Các con số này cho thấy nếu năng suất lao động được cải thiện, chắc chắn không ít doanh nghiệp Việt đủ sức vươn tầm thế giới.
Vậy làm thế nào để “Hack năng suất lao động” hay nói cách khác là nhân viên làm việc hiệu quả hơn với tinh thần cống hiến hơn, không gièm pha, tị nạnh nhau? Câu trả lời nằm ở công cụ làm việc 4.0.
Hiện tại, ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), thậm chí cả không ít doanh nghiệp lớn, phương pháp giao việc phổ biến vẫn là chat group (zalo, viber, yahoo, Whatsapp,...) và email.
Phương pháp truyền thống này từng được đánh giá là chuyên nghiệp nhưng thực tế lại bộc lộ rất nhiều hạn chế.
Với phương pháp chat group, thông tin rất dễ bị trôi, từ đó cả người giao việc và nhân viên đều có thể quên nhiệm vụ của mình. Khi tìm lại thông tin, rất mất thời gian. Và như vậy, rất khó để đánh giá hiệu quả lao động của từng nhân sự.
Với phương pháp email, hạn chế trên được khắc phục nhưng lại không hiệu quả bằng chat group về tính “tức thì”.
Và hạn chế lớn nhất phải kể đến của 2 phương pháp giao việc truyền thống này chính là chúng không tự động thống kê đầu việc, tiến độ làm việc và mức độ hoàn thành công việc của nhân sự. Muốn làm được điều này, phòng kế toán, hành chính phải phối hợp với lãnh đạo, người lao động để thống kê “thủ công”. Kết quả là doanh nghiệp vừa tốn thời gian, vừa tốn nhân sự cho việc đánh giá hiệu quả công việc.
Tuy nhiên, kể từ khi phần mềm quản lý công việc - dự án XLP (Xài Là Phát) xuất hiện trên thị trường, những tốn kém kia được giải quyết triệt để, mang lại hiệu quả to lớn đến không ngờ cho doanh nghiệp.
Cụ thể, XLP tích hợp tất cả các công đoạn của giao việc. XLP ghi nhận ngay từ lúc lãnh đạo mô tả từng đầu việc cho từng nhân viên. Sau đó, phần mềm “bám sát” hoạt động của nhân viên, báo cáo cho lãnh đạo và những người liên quan tiến độ công việc.
Khi công việc sắp đến hạn, phần mềm có chế độ cảnh báo. Khi công việc chậm trễ, lãnh đạo được “mách” nhanh chóng. Bản thân nhân viên cũng nhận được “thông báo” về sự chậm trễ nên chủ động thực hiện công việc của mình.
Không chỉ có vậy, XLP còn tự động thống kê hiệu suất làm việc của từng nhân viên trong từng công việc cụ thể, từ đó đưa ra đánh giá chung. Điều đó có nghĩa, việc “chấm công” hoàn toàn tự động, không thể tác động được từ bên ngoài. XLP luôn mang đến kết quả chính xác nhất, công tâm nhất.
Như vậy, phần mềm quản lý công việc - dự án XLP (Xài Là Phát) đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian của nhiều bộ phận khi đánh giá năng lực nhân sự. Quan trọng hơn, với cơ chế hoạt động tự động, công khai, chi tiết, XLP khiến tất cả nhân sự phải “tâm phục khẩu phục”. Hàng ngày, nhìn vào XLP, nhân viên sẽ biết mình đã làm việc tốt hay chưa tốt để rồi tự cải thiện bản thân.
XLP mang lại sự tiết kiệm lao động, nâng cao năng suất lao động và tính công bằng. Vì vậy, trong doanh nghiệp sẽ triệt tiêu được tình trạng tị nạnh, mất đoàn kết, tăng sự vui vẻ, gắn kết.
Đối với mỗi cá nhân thay vì ghi chú ở nhiều nơi dẫn đến bị lãng quên, khi lên kế hoạch, phần mềm sẽ nhắc nhở để mỗi cá nhân không quên các công việc dự kiến sẽ làm là gì, khi nào phải xong.
Với một công cụ có quá nhiều hữu ích như vậy, chắc hẳn nhiều doanh nghiệp sẽ lo lắng về chi phí? Thực tế, XLP lại có mức giá hấp dẫn vô cùng. Phần mềm quản lý công việc - dự án XLP (Xài Là Phát) được thiết kế nhiều tính năng khác nhau, phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Vì vậy, mức giá dao động từ 15.000 đồng tới 500.000 đồng.
Nhà phân phối khẳng định mức giá này chính là “Sự chia sẻ của nhà phát triển XLP với doanh nghiệp giữa đại dịch Covid-19”.