Theo lộ trình mới này, cự ly tuyến là 44 km (tăng 5,8km so với lộ trình cũ); mỗi ngày hoạt động 90 lượt xe, tần suất dịch vụ 20-25 phút/lượt.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa phê duyệt điều chỉnh điểm đầu, cuối, lộ trình, cự ly tuyến buýt số 115 (thị trấn Vân Đình - Xuân Mai) nhằm kết nối, mở rộng vùng phục vụ đến Trường Đại học Lâm nghiệp.
Theo đó, điểm đầu tuyến tại Thị trấn Vân Đình (Trung tâm thương mại thị trấn Vân Đình), điểm cuối tuyến tại Xuân Mai (bãi đỗ xe buýt - Trường Đại học Lâm nghiệp).
Lộ trình tuyến điều chỉnh như sau: Chiều đi, thị trấn Vân Đình (Trung tâm thương mại Thị trấn Vân Đình) - Quốc lộ 21B - đường tỉnh 429 (qua các xã Đồng Tâm, Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức); Viên An, Viên Nội, Cao Thành, huyện Ứng Hòa) - đường Hồ Chí Minh (qua các xã Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, huyện Chương Mỹ) - ngã tư Xuân Mai - Quốc lộ 21A - Xuân Mai (bãi đỗ xe buýt - Trường Đại học Lâm nghiệp).
Chiều về, Xuân Mai (bãi đỗ xe buýt - Trường Đại học Lâm nghiệp) - Quốc lộ 21A - ngã tư Xuân Mai - Đường Hồ Chí Minh (qua các xã Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, huyện Chương Mỹ) - đường tỉnh 429 (qua các xã Đồng Tâm, Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức); Viên An, Viên Nội, Cao Thành, huyện Ứng Hòa) - Quốc lộ 21B - Thị trấn Vân Đình (Trung tâm thương mại thị trấn Vân Đình).
Theo lộ trình mới này, cự ly tuyến là 44 km (tăng 5,8km so với lộ trình cũ); mỗi ngày hoạt động 90 lượt xe, tần suất dịch vụ 20-25 phút/lượt.
Hà Nội lên kế hoạch thay thế 100% xe buýt bằng xe điện
TP. Hà Nội cũng đang lên kế hoạch để thực hiện lộ trình chuyển đổi từ xe buýt dùng động cơ xăng, dầu sang 100% bus điện theo chỉ đạo của Chính phủ.
Chính quyền thành phố Hà Nội đã giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh và chương trình giảm phát thải khí cacbonic, tiến tới chỉ sử dụng xe buýt điện.
Theo thống kê của Tổng công ty Vận tải Hà Nội, đơn vị này đang vận hành 83 tuyến buýt đấu thầu và 1 tuyến buýt BRT đặt hàng, với tổng số phương tiện gần 1.100 xe. Từ năm 2016 đến nay, Tổng công ty Vận tải Hà Nội đã tập trung đầu tư gần 600 xe buýt mới tiêu chuẩn khí thải Euro 3, 4 để thay thế các phương tiện cũ.
Tổng công ty Vận tải Hà Nội dự kiến tổng số phương tiện đủ điều kiện đưa vào lộ trình xem xét chuyển sang xe buýt điện từ năm 2025 là 225 xe, chiếm 21,3% đoàn phương tiện hiện có.
Theo kế hoạch chuyển đổi dần từ buýt chạy xăng dầu sang buýt điện, Tổng công ty Vận tải Hà Nội đang rà soát thời hạn tính khấu hao phương tiện để xác định đơn giá khấu hao phương tiện tại quyết định số 1494 của Thành phố Hà Nội, đảm bảo thời gian thu hồi đủ vốn đầu tư phương tiện, sau đó sẽ dần thay thế sang xe buýt điện đối với các tuyến buýt đang vận hành.
Căn cứ kế hoạch lộ trình chuyển sang sử dụng xe buýt điện, năng lượng xanh, Tổng công ty Vận tải Hà Nội đề xuất TP Hà Nội chỉ đạo xây dựng lộ trình triển khai xe buýt điện để các doanh nghiệp vận hành xây dựng phương án chuẩn bị; nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu kỹ thuật vận hành phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của xe buýt điện và điều chỉnh định mức năng suất ngày xe đối với xe buýt điện không quá 250 km/xe/ngày.
Theo kế hoạch chuyển đổi dần từ buýt chạy xăng dầu sang buýt điện, Tổng công ty Vận tải Hà Nội đang rà soát thời hạn tính khấu hao phương tiện để xác định đơn giá khấu hao phương tiện tại quyết định số 1494 của Thành phố Hà Nội, đảm bảo thời gian thu hồi đủ vốn đầu tư phương tiện, sau đó sẽ dần thay thế sang xe buýt điện đối với các tuyến buýt đang vận hành.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược chuyển đổi năng lượng xanh, Việt Nam sẽ thấy xe điện chiếm ít nhất 50% tổng số phương tiện vào năm 2030, trong khi 100% xe buýt và taxi sẽ chạy bằng điện hoặc năng lượng sạch vào năm 2050.
Thành phố Hà Nội đang chuyển hướng sang sử dụng xe buýt điện