Bất động sản

Hà Nội thông qua kế hoạch 'xoá sổ' hệ thống xe bus hiện tại

Khuê Vân 09/07/2024 16:37

UBND TP. Hà Nội đã lên kịch bản để hoàn toàn "xanh hoá" hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn.

Với mục tiêu giảm phát thải và ô nhiễm môi trường, từ năm 2025 thành phố Hà Nội sẽ chuyển đổi phương tiện xe bus sử dụng điện, năng lượng xanh (xe bus điện và CNG).

Trong Kỳ họp thứ 17 của HĐND TP. Hà Nội vừa qua, HĐND TP. Hà Nội đã tán thành đề xuất phát triển giao thông vận tải công cộng bằng xe bus sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn.

Theo nội dung đề án, Hà Nội đặt cột mốc từ 2026-2030 sẽ có 50% xe bus điện và 50% xe bus chạy LNG (là khí dầu mỏ hóa lỏng, không màu, không mùi) hoặc chạy bằng CNG (khí thiên nhiên), với nguồn lực tài chính 43.000 tỷ đồng. Với xe bus hoạt động trong khu vực đô thị trung tâm (trong vành đai 4) được định hướng chuyển đổi sang chạy điện. Các tuyến bus mở mới ưu tiên sử dụng phương tiện năng lượng điện, năng lượng xanh.

xe_buyt_HN_12102022.jpg

Hà Nội sẽ chuyển dần sang các tuyến xe bus xanh thân thiện môi trường. Ảnh Internet

UBND TP. Hà Nội cho biết mục tiêu của đề án là đến năm 2030, TP sẽ có tỷ lệ phương tiện xe bus điện, năng lượng xanh đạt khoảng 70-90% và đến năm 2035 đạt 100%. Để thực hiện các mục tiêu trên, đề án đưa ra 3 kịch bản.

>> Tỉnh giáp biên có 16 cửa khẩu huy động 628.000 tỷ cho hàng chục dự án quyết trở thành nơi đáng sống

Kịch bản 1 thay thế 100% xe bus điện, với tổng chi phí đến năm 2035 là hơn 60.000 tỷ đồng. Kịch bản 2, đến năm 2035, đạt 70% tỷ lệ xe bus điện, 30% xe bus LNG/CNG với tổng kinh phí gần 56.000 tỷ đồng. Kịch bản 3, đến năm 2035, đạt 50% tỷ lệ xe bus điện, 50% xe bus LNG/CNG, tổng kinh phí hơn 51.000 tỷ đồng.

Trong 3 kịch bản đề xuất, UBND TP. Hà Nội ưu tiên lựa chọn kịch bản 3, cho đến khi điều kiện cho phép sẽ phấn đấu lựa chọn kịch bản 2 và sau năm 2040 sẽ thực hiện theo kịch bản 1.

Sau khi đề án được thông qua, HĐND TP. Hà Nội yêu cầu UBND TP đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư, tránh lãng phí và phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp vận hành.

Về nguồn lực thực hiện, UBND TP. Hà Nội cho biết sẽ huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước và quốc tế, nhà nước và tư nhân trong việc đầu tư, phát triển hạ tầng và phương tiện xe bus sử dụng điện, năng lượng xanh.

Hiện nay, Hà Nội có 154 tuyến bus đang khai thác, vận hành, trong đó 132 tuyến bus trợ giá; 8 tuyến bus không trợ giá; 12 tuyến bus kế cận và 2 tuyến bus city tour. Thành phố hiện có 2.034 xe bus trợ giá với 277 xe sử dụng năng lượng sạch.

Trước đó, vào tháng 1/2024, Sở GTVT Hà Nội đã kiến nghị UBND TP. Hà Nội cho phép thí điểm đặt hàng sử dụng xe bus điện trong thời hạn 1 năm đối với 9 tuyến xe bus hết hạn thầu vào năm 2024. Dự kiến đến năm 2025, Hà Nội sẽ có khoảng 68 tuyến xe bus hết hạn thầu và cần phải chuyển đổi sang sử dụng xe bus điện.

>> 'Thủ phủ resort' của Việt Nam rục rịch đầu tư khu đô thị 11.000 tỷ, quy mô lên đến 15.000 dân cư

Nhật Bản: Tổ chức thi sát hạch cấp giấy phép lái xe cho tài xế taxi và xe bus bằng tiếng Việt

Doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Huế có vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ vừa cho ra mắt 19 chiếc xe bus

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ha-noi-thong-qua-ke-hoach-xoa-so-he-thong-xe-bus-hien-tai-d127250.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Hà Nội thông qua kế hoạch 'xoá sổ' hệ thống xe bus hiện tại
POWERED BY ONECMS & INTECH