Ngân hàng trung ương của 19 quốc gia sử dụng đồng Euro đã tăng lãi suất tiền gửi 75 điểm cơ bản, theo đó, lãi suất tiền gửi lên 1,5% và lãi suất tái cấp vốn lên 2%.
Lạm phát tháng 10 tại hai nước lớn Khu vực đồng Euro là Đức và Pháp đã tăng lên mức kỷ lục. Tỷ lệ lạm phát ở Đức đã tăng 10,4% trong tháng này, cao hơn so với mức kỷ lục 10% ghi nhận trong tháng trước đó. Trong khi lạm phát của Pháp đã có mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1985.
Về phía Đức, giá năng lượng và thực phẩm tăng mạnh, trong đó, chỉ số giá tiêu dùng tăng 10% so với cùng kỳ là một trong những nguyên nhân chính khiến lạm phát tiếp tục gia tăng tại Đức.
Giám đốc kinh doanh Viện Kinh tế Đức (IFO) Timo Wollmershäuser cho biết các nhà bán lẻ thực phẩm vẫn đang lên kế hoạch tăng giá hầu hết các mặt hàng. Ngân hàng Trung ương Đức nhận định tỷ lệ lạm phát có thể sẽ tiếp tục tăng ở mức hai con số trong vài tháng tới.
Trước tình hình lạm phát nóng hơn bao giờ hết, Chính phủ Liên Bang đã thông qua gói hỗ trợ tiêu dùng và năng lượng trị giá 200 tỷ Euro
Mặc dù lạm phát tăng mạnh, nền kinh tế Đức vẫn đạt tăng trưởng nhẹ 0,3% trong quý III/2022. Tuy nhiên, trước bối cảnh giá cả tiếp tục leo thang làng suy giảm sức tiêu thụ khiến hầu hết các chuyên gia đều dự đoán về một cuộc suy thoái mùa Đông.
Ngày 28/10, tại Cung điện Bellevue, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã có bài phát biểu về “Tình trạng quốc gia” với lời kêu gọi đoàn kết.
Thông qua những mô tả về cuộc xung đột, ông Steinmeier đã nhấn mạnh đến những tác động dẫn đến cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất mà một nước Đức thống nhất từng trải qua. Ông cảnh báo rằng: “Những năm khó khăn và khó khăn hơn đang ở phía trước."
Theo vị lãnh đạo này, một điều rõ ràng là nước Đức sẽ phải chấp nhận tình trạng tài chính giảm sút trong vài năm tới. Hầu hết mọi người sẽ cảm nhận điều này trong một thời gian dài. “Cuộc khủng hoảng này đòi hỏi chúng ta phải học cách khiêm tốn trở lại."
Mặc dù vậy, ông Steinmeier khẳng định trong bối cảnh tỷ lệ nghèo đói gia tăng, chính phủ vẫn đảm bảo vẫn sẽ giúp đỡ những người khó khăn nhất.
Tại Pháp, sau khi tăng chậm lại trong tháng 8 và 9 lạm phát tháng 10 đã tăng trở lạ 6,2%. Đóng góp cho mức lạm phát kinh hoàng này là chỉ số giá thực phẩm tăng tới gần 12%, giá năng lượng cũng tăng gần 20% dù chính phủ Pháp đã có biện pháp can thiệp
Theo đó, nền kinh tế Pháp đã đạt được mức tăng trưởng ít ỏi trong quý thứ ba do chi tiêu của các hộ gia đình bị đình trệ và lạm phát tăng mạnh trong tháng 10 báo hiệu những khó khăn sẽ xuất hiện trong quý cuối cùng của năm.
Các nhà phân tích cho biết lạm phát cao liên tục, xuất khẩu yếu kém và rủi ro đối với nguồn cung năng lượng sẽ đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực đồng Euro trong những tháng tới.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau cho biết ông không có lý do gì để điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP 2,6% vào năm 2022 nhưng rằng có những dấu hiệu rõ ràng về sự suy yếu trong toàn bộ khu vực đồng Euro.
Mới đây, tại cuộc họp ngày 27/10, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất một lần nữa trong nỗ lực thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát.
Đồng thời, ngân hàng báo hiệu rằng họ muốn bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán cồng kềnh, thực hiện một bước quan trọng khác. Sự lo lắng rằng tốc độ tăng giá nhanh chóng ngày càng trở nên rõ nét, ECB đang tăng chi phí đi vay với tốc độ nhanh kỷ lục.
Theo đó, ngân hàng trung ương của 19 quốc gia sử dụng đồng Euro đã tăng lãi suất tiền gửi 75 điểm cơ bản, theo đó, lãi suất tiền gửi lên 1,5% và lãi suất tái cấp vốn lên 2%. Cho đến tháng 7, lãi suất của ECB đã ở mức âm trong 8 năm. Chi tiết
Giá vàng tăng 5,6 triệu: Đích nào cho SJC, nhẫn trơn?
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu về chính sách đối ngoại tại Trường Đại học Quốc gia Malaya