Hành trình "phất cờ" của giới siêu giàu Việt Nam

25-12-2021 09:43|Minh Anh

Trong năm 2021, bên cạnh những gương mặt tỷ phú góp mặt trong danh sách của Forbes, Việt Nam vẫn còn rất nhiều triệu phú nằm ngoài "ống ngắm" của tổ chức xếp hạng này.

Việc đánh giá sự giàu có của một cá nhân dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, để xác định chính xác khối tài sản của một cá nhân nào đó dường như là điều không thể. Do đó, để đo lường sự giàu có của các tỷ phú trên thế giới, các chuyên gia thường sẽ dùng tới thuật ngữ khối tài sản ròng.

Giá trị tài sản ròng là kết quả sau khi lấy giá trị của tất cả tài sản (bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính) đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ hiện chưa thanh toán trong đó, tài sản tài chính và phi tài chính gồm: Tiền mặt, các khoản đầu tư, bất động sản, máy móc phương tiện,… Nợ hiện chưa thanh toán hay nợ phải trả gồm: Các khoản vay mua máy móc, phương tiện, vay ngân hàng,…

Trong năm 2021, bên cạnh những gương mặt tỷ phú góp mặt trong danh sách của Forbes, Việt Nam vẫn còn rất nhiều triệu phú nằm ngoài "ống ngắm" của tổ chức xếp hạng này.

Để thống kê được hết khối tài sản của giới siêu giàu Việt Nam, đây dường như là điều không thể. Vì vậy, có thể hiện nay vẫn còn rất nhiều đại gia sở hữu khối tài sản khủng chưa được công khai. Tuy nhiên, một cách so sánh trực quan và phổ biến nhất tại Việt Nam chính là so độ giàu trên sàn chứng khoán.

Nếu như năm 2020, số lượng người giàu sở hữu giá trị tài sản từ 1.000 tỷ đồng trở lên tại Việt Nam là 88 thì sang năm 2021, con số này đã tăng lên gần 150 người.

Tính đến ngày 24/12, người xếp cuối cùng trong top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đang sở hữu khối tài sản giá trị gần 680 tỷ đồng.

Theo báo cáo Wealth Report 2021 do hãng tư vấn Knight Frank công bố đầu năm nay, Việt Nam có 390 người siêu giàu – UHNWI (sở hữu từ 30 triệu USD trở lên) trong năm 2020 - giảm 15 người (khoảng 4%) so với năm 2019. Báo cáo cũng chỉ ra rằng số người sở hữu từ 1 triệu USD trở lên tại Việt Nam năm 2020 là 19.491 người, giảm 6% so với năm 2019 (đạt 20.645 người).

Knight Frank dự đoán trong giai đoạn 2020 - 2025, tốc độ tăng trưởng của giới siêu giàu Việt Nam sẽ đạt mức 31% - tương đương khoảng 511 người sở hữu khối tài sản trên 30 triệu USD và hơn 25.800 người sở hữu khối tài sản trên 1 triệu USD.

Theo báo cáo này, để lọt vào nhóm 1% người giàu nhất Việt Nam, cá nhân cần sở hữu 160.000 USD (gần 3,7 tỷ VND) trở lên. So với các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia và Philippines, con số này ở mức 60.000 USD, Malaysia là 540.000 USD còn Singapore là 2,9 triệu USD.

24 tuổi xây nhà 3 tỷ to nhất nhì làng tặng mẹ, YouTuber quê Thái Nguyên nói gì khi lọt Top 30 Under 30 châu Á của Forbes?

Việt Nam có người trẻ nhất lịch sử lọt danh sách gương mặt trẻ xuất sắc châu Á của Forbes: Học ĐH tinh hoa 6.500 tỷ, góp chất xám cho VinFast

Việt Nam đặt mục tiêu có 10 tỷ phú USD và 5 doanh nhân quyền lực hàng đầu châu Á

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hanh-trinh-phat-co-cua-gioi-sieu-giau-viet-nam-120967.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hành trình "phất cờ" của giới siêu giàu Việt Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH