Người dân sinh sống trên hòn đảo này cũng thay đổi quốc tịch của mình luân phiên trong năm.
Vấn đề chủ quyền rất quan trong đối với mỗi quốc gia, thậm chí nhiều nơi trên thế giới phải đấu tranh và hi sinh rất nhiều để giành chủ quyền. Ấy vậy mà một hòn đảo nhỏ nằm trên sông Bidasoa lại rất yên bình khi được hai nước chia nhau luân phiên sở hữu.
Cách dòng sông Bidasoa gần biên giới Pháp – Tây Ban Nha chưa đầy 6km có một hòn đảo nhỏ tên gọi Pheasant. Hòn đảo này đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng tới năm 1659, nó lại trở thành vùng đất rất đặc biệt trên thế giới. Chính vào năm này, các đại diện đến từ Pháp và Tây Ban Nha đã gặp gỡ và cùng nhau ký kết Hiệp ước Pyrenees – đánh dấu chính thức kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm.
Hòn đảo Pheasant |
Hòn đảo Pheasant có diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 6.820m2 và luôn có người canh gác nghiêm ngặt. Thế nhưng, trong vòng gần nửa thế kỷ qua, diện tích của đảo bị sông xâm thực nên giảm gần một nửa, từ 6.820m2 xuống còn khoảng 3.000m2.
Hiệp ước Pyrenees đồng thời đưa ra biên giới mới chạy dọc theo núi Pyrenees, sau đó đi theo con sông Bidasoa tới vịnh Biscay ở Đại Tây Dương, tạo thành đường biên giới giữa Pháp và Tây Ban Nha.
Chính quyền hai nước đã quyết định biến Pheasant thành ngôi nhà chung của cả hai bên |
Trên thực tế, đường biên giới sẽ cắt ngang qua đảo Pheasant, chia hòn đảo rộng 1,6ha này thành 2 phần cho mỗi bên nắm một phần kiểm soát. Nhưng cuối cùng, chính quyền hai nước đã quyết định biến Pheasant thành ngôi nhà chung của cả hai bên.
Vùng đất chung hay “condominium”, được coi là lãnh thổ do nhiều quốc gia có chủ quyền và thống trị mà không thuộc hoàn toàn một bên nào. Nam Cực là một ví dụ như thế. Về mặt lịch sử, nhiều vùng đất chung từng xuất hiện nhưng không tồn tại được lâu.
Việc một vùng đất chung tồn tại thành công hay không còn phụ thuộc vào sự hợp tác của cả đôi bên. Nếu không, nó khó lòng đảm bảo trong thời gian dài. Thiếu sự đồng thuận, nó sẽ không là vùng đất chung nữa. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, đảo Pheasant đã vượt qua mọi rào cản để trở thành vùng lãnh thổ chung lâu đời nhất thế giới.
Do vị trí địa lý đặc biệt nên hòn đảo này cứ 6 tháng lại thay đổi "quốc tịch" một lần |
Từ đó tới nay, đảo Pheasant là một trong những vùng đất kỳ diệu nhất thế giới khi 6 tháng lại thay chủ quyền một lần. Cụ thể, theo hiệp ước, từ ngày 1/2 đến ngày 31/7 hàng năm hòn đảo sẽ thuộc quyền sở hữu của Tây Ban Nha và những tháng còn lại do Pháp sở hữu. Người dân trên đảo cũng vì thế mà thay đổi quốc tịch của mình luân phiên trong năm.
Nửa năm một lần, hai nước lại tổ chức lễ trao quyền quản lý đảo.
Hầu hết du khách đều tỏ ra thích thú với việc thay đổi quốc tịch của người dân bản địa. Nhiều người cho biết, họ cũng rất muốn được nhập tịch tại hòn đảo này và trở thành công dân của cả hai cường quốc trên thế giới, cũng như hưởng nhiều ưu đãi mà cả hai quốc gia mang lại.
Dù vậy, rất hiếm du khách được phép lên đảo, một số ít được tham quan trong những dịp hiếm hoi, chẳng hạn như lễ bàn giao quyền sở hữu hai năm một lần hoặc trong các chuyến tham quan di sản. Được biết, Bộ Tư lệnh Hải quân của cả Tây Ban Nha và Pháp chịu trách nhiệm giám sát đảo Pheasant, lần lượt thay phiên nhau trực đảo mỗi 5 ngày một lần.