Sống

Hơn một nửa dân số thế giới thiếu dịch vụ y tế thiết yếu

PV 22/09/2023 - 14:35

Hơn một nửa dân số vẫn đang thiếu các dịch vụ y tế thiết yếu trong khi khoảng 2 tỷ người trên hành tinh gặp nhiều khó khăn để chi trả các dịch vụ này.

uhcofhyjm5kopgikvvd7x5wpoa-2658.jpg

Trong báo cáo Theo dõi độ bao phủ y tế toàn cầu năm 2023 vừa được công bố, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo về tình trạng trì trệ trên phạm vi toàn cầu trong mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, hợp lý và dễ tiếp cận.

Văn bản được công bố trước thềm Phiên họp cấp cao về Bao phủ y tế toàn dân tại Tuần lễ Cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng cho thấy trong vòng 2 thập kỷ qua, chỉ chưa tới một phần ba số quốc gia trên thế giới cải thiện được mức độ bao phủ của hệ thống chăm sóc sức khỏe và giảm chi phí dịch vụ y tế đối với người dân. Ngoài ra, phần lớn các nước có dữ liệu thống kê trong cả 2 lĩnh vực là bao phủ y tế và bảo hộ tài chính (96 trên 138 quốc gia được thống kê) đều không cải thiện được các chỉ số quan trọng này.

Để thay đổi thực trạng này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi quyết tâm chính trị mạnh mẽ hơn, các khoản đầu tư mạnh bạo hơn và những thay đổi bước ngoặt để cải thiện các hệ thống y tế quốc gia dựa trên công tác chăm sóc sức khỏe sơ cấp.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch phụ trách Phát triên con người của Ngân hàng thế giới Mamba Murthi, khẳng định “đạt được mức độ bao phủ y tế toàn dân là bước đi căn bản để giúp người dân thoát nghèo bền vững, nhưng hiện tại các khó khăn về kinh tế vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là đối với khối người nghèo và dễ bị tổn thương”.

Báo cáo chung của hai cơ quan đa phương này nhận định mặng dù các dịch vụ y tế trên bình diện toàn cầu ghi nhận những bước tiến từ đầu thế kỷ, nhưng đà cải thiện này chậm lại từ năm 2015, khi Liên hợp quốc thông qua Các Mục tiêu Phát triển bền vững, và đặc biệt đã ngừng trệ trong giai đoạn 2019-2021, nhất là các dịch vụ về các bệnh truyền nhiễm, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em.

Tới năm 2021, vẫn còn 4,5 tỷ người, tức hơn nửa dân số thế giới, vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế thiết yếu, trong khi hoàn thành mức độ bao phủ y tế toàn dân vào năm 2030 là mục tiêu then chốt trong Nghị trình Phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn từ 2030-2035

Lạm phát quý I/2025: Giá y tế tăng sốc nhưng CPI vẫn ‘điềm tĩnh’ – vì sao?

Theo ngaynay.vn
https://ngaynay.vn/hon-mot-nua-dan-so-the-gioi-thieu-dich-vu-y-te-thiet-yeu-post138664.html
Bài liên quan
  • 'Cuộc đại phẫu' của ngành y tế Mỹ: 10.000 nhân viên toàn thời gian bị cắt giảm
    Việc tinh gọn bộ máy hành chính của HHS diễn ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ đang triển khai hàng loạt biện pháp cắt giảm ngân sách và tái cơ cấu các cơ quan liên bang.
  • Giá xăng dầu, dịch vụ y tế đẩy lạm phát tháng đầu năm tăng mạnh
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 tăng 0,98% so với tháng trước (MoM), mức tăng cao nhất trong nhiều tháng qua. So với cùng kỳ năm trước (YoY), CPI tăng 3,63%, phản ánh rõ áp lực lạm phát từ sự điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giá nhiên liệu.
  • CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
    Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024 từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với quý IV/2023. Tính chung cả năm 2024, CPI tăng 3,63% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
  • Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn của FPT Long Châu qua VNeID
    Ngày 13/12, FPT Long Châu và Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) thuộc Cục C06 – Bộ Công an đã tổ chức Lễ công bố triển khai dịch vụ xác thực điện tử của nhà thuốc FPT Long Châu qua VNeID. Với sự hợp tác này, người dân sẽ có thể dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hơn một nửa dân số thế giới thiếu dịch vụ y tế thiết yếu
    POWERED BY ONECMS & INTECH