Họp lớp sau 20 năm, người thành công - người vẫn lận đận: Hóa ra thành công của đời người đều gói gọn trong "quy luật 3+7" này

29-04-2023 09:34|Quỳnh Phương

Nhìn nhận lại sự khác biệt giữa các bạn học, tôi càng thấm quy tắc được gọi là “quy luật 3+7” tạo nên thành công 10 điểm của một người.

Tôi từng đọc ở đâu đó câu nói như này: "Mỗi một lần gặp nhau là một lần chúng ta chậm lại, quan sát cuộc sống của những người xuất phát cùng thời điểm với mình sau nhiều năm trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, của dòng chảy thời đại."

Điều gì khiến họ không ngừng tiến lên phía trước, điều gì khiến họ bị mắc kẹt?

Mọi phương thức, mọi cách sống đều tập trung trong cuộc tụ họp này và cách sống không giống nhau của mỗi người cũng mang lại cho chúng ta nhiều chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời.

Ngày rời ghế nhà trường, chúng ta đều ở trên cùng một vạch xuất phát, nhưng sau bao năm tháng, có người càng tiến càng xa, có người đi lùi, có người đứng yên. Số phận cho chúng ta hy vọng và dường như cũng chơi đùa với chúng ta. Quan sát những người bạn năm nào, nhìn nhận sự khác biệt giữa họ, tôi càng thấm quy tắc được gọi là “quy luật 3+7” tạo nên thành công 10 điểm của một người trong từng khía cạnh.

Ba phần lý thuyết, bảy phần ứng dụng

Khi còn đi học, chúng ta thường có quan điểm học sinh có điểm xuất sắc đồng nghĩa với việc có thể vào một trường đại học tốt, có được công việc tốt và một cuộc sống tốt. Nhưng câu chuyện được Huỳnh Hạo Đông (Nam Ninh, Trung Quốc) chia sẻ có thể sẽ làm thay đổi quan điểm này.

su-no-luc.png

Trong lớp của anh có một người bạn học cấp 3 có học lực bình thường. Anh ấy cũng chỉ thi vào một trường đại học khoa học kỹ thuật với số điểm thấp. Nhưng sau khi tốt nghiệp, người này được mời vào làm việc tại một công ty trò chơi nổi tiếng với vị trí thiết kế trò chơi.

Quan tâm đến các trò chơi này từ khi còn nhỏ, sau khi vào đại học, anh đã tự học lập trình về các loại game. Sự kiên trì với ước mơ đã giúp anh kiếm được hàng trăm nghìn USD mỗi năm.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, một người bạn trong lớp làm công nhân tạm thời tại công ty gần nhà với mức lương ít ỏi nhưng luôn có khát vọng vươn lên. Trong thời gian rảnh rỗi, anh thường đọc nhiều loại sách khác nhau đồng thời hợp tác viết bài cho các công ty truyền thông. Hiện tại, anh trở thành một người người sáng tạo nội dung có tiếng trên các nền tảng mạng xã hội.

Trong số 45 bạn học cùng lớp của Huỳnh Hạo Đông, 30 người trong số họ thi đỗ đại học. Tuy nhiên cũng chỉ có một vài người đạt điểm cao và cuộc sống của họ không tươi sáng như những gì tưởng tượng.

Những trường hợp trên không phải để cổ xúy cho việc không học giỏi mà vẫn thành công. Mà tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng học cao hay không không quá quan trọng, quan trọng là bạn áp dụng những điều đó vào cuộc sống như thế nào.

Cuộc sống này vốn muôn hình vạn trạng, không một công thức nào có thể đúng trong mọi hoàn cảnh. Cần phải biết vận dụng những điều đã học một cách linh hoạt và thực tế.

Ba phần tại gia, bảy phần tại thân

Trong lớp học luôn có những người xuất phát điểm cao hơn do gia thế đáng ngưỡng mộ hoặc khi kết hôn họ nhận được sự hậu thuẫn lớn từ gia đình vợ/chồng. Có người tận dụng thành công lợi thế đó để phát triển, trở thành lãnh đạo kế nghiệp hoặc tự thân làm giàu, nhưng đó là mặt tốt. Còn người chỉ biết vịn vào bước đệm đó mà không “tự lực cánh sinh”, sẽ có lúc họ chẳng còn gì trong tay.

Trường cấp 3 của tôi có một nữ sinh từng là người được nhiều cô gái ngưỡng mộ bởi vẻ ngoài xinh đẹp và có nhiều người theo đuổi. Sau khi tốt nghiệp, cô ấy cưới con trai 1 vị lãnh đạo, dễ dàng vào làm việc tại một cơ quan nhà nước.

Khi chúng tôi đang miệt mài với công việc và guồng quay của cuộc sống, cô ấy đang ngồi thoải mái trong văn phòng uống cà phê và xem phim truyền hình. Ngày ngày đi làm có xe sang đưa đón, vi vu du lịch nước ngoài.

Thế nhưng đến lúc thời thế thay đổi, đến khi bố mẹ chồng về hưu, cô ấy bị đưa vào danh sách điều chỉnh nhân sự do khả năng yếu kém. Đang lúc hoảng hốt cô lại phát hiện chồng mình không còn chung thủy.

Ngẫm lại câu nói của nhà văn Stefan Zweig lúc này quả thật đúng với hoàn cảnh của cô ấy: "Tất cả những món quà của số phận đều được định giá một cách bí mật".

Ba phần chăm chỉ, bảy phần định hướng

cham-chi.jpg

Một người bạn của tôi từng làm việc trong nhà máy suốt 10 năm, sau đó lại trở về quê trồng rau và chăn nuôi. Ông ấy rất chăm chỉ nhưng từ khi ra trường không có mục tiêu gì cụ thể, quyết định “nhảy việc” về quê cũng khá tùy hứng, kết quả là giờ U40 rồi vẫn chưa ổn định cuộc sống.

Chuyện của anh ấy làm tôi nhớ đến nhà khảo cổ học Heinrich Schliemann, người có cuộc đời ngược với bạn học của tôi. Từ khi còn là thiếu niên, Schliemann đã lên kế hoạch khai quật thành Troy nhưng tại thời điểm đó ông không có tiền. Nhà khảo cổ học này giữ bí mật về lý tưởng của mình. Ông miệt mài kinh doanh và trở thành người giàu có, khi đó mới bắt đầu công cuộc khảo cổ mình đam mê.

Sau khi tốt nghiệp nhiều người rơi vào tâm trạng hoang mang, chỉ biết vội vã đi làm vì thấy tất cả mọi người phải đi làm. Họ không có định hướng lâu dài, không tính đến việc phải làm gì cụ thể để phát triển mà giống như chỉ tích cực bơi theo dòng nước, kết quả là còn không biết mình đang trôi về đâu. Như vậy còn nguy hiểm hơn những người đi chậm để biết mình đang đam mê gì và cần làm gì cho tương lai.

Người có đầu óc luôn có mục tiêu cụ thể, lập kế hoạch và thực hiện tuần tự để cuộc sống không lộn xộn. Như vậy vài năm họ lại có một bước nhảy vọt, tăng lương, thăng chức, mở doanh nghiệp, phát triển vượt trội so với nhiều người đồng trang lứa.

Ba phần hồ đồ, bảy phần hài lòng

Có một triết gia từng nói rằng: "Những người sáng suốt nhất, chính là những người biết khi nào cần nên sống hồ đồ." Nghĩ quá nhiều, chỉ khiến bạn thêm chán nản, ít hy vọng. Nhìn thấu hết thảy, chỉ khiến bạn thêm chán ghét mọi chuyện, ít niềm tin về tương lai.

Dù là người yêu, bạn bè hay đối tác làm việc đi nữa, cũng không thể nào hoàn toàn hiểu rõ hết đối phương. Thế nên, khi giữa hai người nảy sinh khúc mắc, nếu là những chuyện nhỏ nhặt không đáng tính toán, tốt nhất là nên giả hồ đồ cho qua chuyện để giữ hòa khí.

Chúng ta phải học cách chấp nhận những chuyện không như ý và hài lòng với thực tại. Ham muốn càng nhiều, chỉ khiến thất vọng càng lớn.

Con người tầm mắt thường cao hơn năng lực, cái miệng thường nhanh hơn suy nghĩ. Như vậy rất dễ chuốc họa vào thân. Cuộc sống mỗi người đều có giai điệu riêng, có lúc đi được nhanh, có khi trôi qua chậm, có lúc sống sang, có khi nghèo hèn.

Ba phần hồ đồ khiến bản thân giảm được nhiều phiền não không đáng có trong cuộc sống. Bảy phần biết đủ khiến bản thân có nhiều niềm vui nho nhỏ, cảm nhận được nhiều hạnh phúc cũng như đủ bình tĩnh hơn khi đối diện với những thứ không như ý nguyện.

Bài thuộc chủ đề Công nghệ, Truyền thông
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hop-lop-sau-20-nam-nguoi-thanh-cong-nguoi-van-lan-dan-hoa-ra-thanh-cong-cua-doi-nguoi-deu-goi-gon-trong-quy-luat-37-nay-180889.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Họp lớp sau 20 năm, người thành công - người vẫn lận đận: Hóa ra thành công của đời người đều gói gọn trong "quy luật 3+7" này
POWERED BY ONECMS & INTECH