Báo cáo của HSBC vừa chỉ ra những nguyên nhân khiến thâm hụt thương mại trong quý II/2022 của Việt Nam là 0,6 tỷ USD đồng thời có thể khiến tài khoản vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt trầm trọng hơn.
Trong báo cáo mới nhất, Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC cho rằng sau 2 quý tái mở cửa ổn định, sự phục hồi của kinh tế Việt Nam tiếp tục là một ví dụ nổi trội trong khu vực.
Tuy nhiên, theo HSBC, khi phân tích kỹ hơn, một thông điệp ẩn khác cũng đồng thời xuất hiện. Dù cho tăng trưởng toàn phần rất khả quan, cuộc khủng hoảng năng lượng đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD - giảm 0,8% so với tháng trước.
Tính chung quý II/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 97,6 tỷ USD - tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11,3% so với quý 1/2022 đồng thời tăng mạnh hơn 15% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng nói, các nguyên vật liệu điện tử chiếm gần 40% sản lượng nhập khẩu trong quý này.
Theo HSBC, là một nhà nhập khẩu ròng năng lượng, ngày càng rõ ràng rằng giá năng lượng leo thang đã kéo theo sự gia tăng các hóa đơn năng lượng của Việt Nam. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự tác động rõ ràng: Nhập khẩu hàng hóa đã nhảy vọt trong năm nay.
Ảnh hưởng của giá năng lượng leo thang
Báo cáo của HSBC cho biết, những nguyên nhân trên đã khiến thâm hụt thương mại trong quý II của Việt Nam là 0,6 tỷ USD từ mức thặng dư 1,5 tỷ USD trong quý I. Điều này có thể khiến tài khoản vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt trầm trọng hơn.
Kể từ quý II/2021, lợi thế tài khoản vãng lai của Việt Nam đã dần bị xói mòn khi mức thặng dư ngày càng giảm không thể bù lại thâm hụt trong dịch vụ và thu nhập chính.
Sau mức thâm hụt 1% GDP trong năm 2021, HSBC cho rằng Việt Nam sẽ bị thâm hụt năm thứ hai liên tiếp (khoảng 0,3% GDP). Điều này sẽ có thể gây áp lực hơn nữa lên đồng VND.
Các tổ chức quốc tế đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Không đồng ý để Twin Peaks nộp 2.100 tỷ khắc phục hậu quả cho Trương Mỹ Lan