Hướng phát triển nào cho các startup Việt năm Covid thứ 3?

21-02-2022 14:22|Văn Chinh

Trong bối cảnh khó khăn của Covid-19, để đi được đường dài, startup Việt nên phát triển theo hướng nào - tăng trưởng nóng hay phát triển bền vững?

Đại dịch COVID-19 khiến cho 3/4 startup tại hầu khắp các quốc gia trong đó có Việt Nam phải tạm dừng và không có hi vọng huy động được thêm vốn đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định đây như là một phép thử khả năng “sinh tồn” của hầu hết các ngành, doanh nghiệp.

Báo cáo quý I/2022 được Nextrans - Quỹ đầu tư mạo hiểm đến từ Hàn Quốc công bố ghi nhận 16 thương vụ đầu tư vào các startup Việt Nam với tổng giá trị các khoản đầu tư đạt khoảng 150 triệu USD, tăng 50% so với mức 100 triệu USD trong quý I/2020 trong 3 tháng đầu năm 2021.

Ngoài ra, theo thống kê, số lượng doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký lớn tăng mạnh, cụ thể: số doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 10 - 20 tỷ đồng tăng gần 25%; doanh nghiệp có vốn đăng ký 20 - 50 tỷ đồng tăng gần 17%; doanh nghiệp có vốn đăng ký 50 - 100 tỷ đồng hơn 36% và doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng tăng gần 53%. Điều này cho thấy niềm tin của cộng đồng khởi nghiệp đang dần được cải thiện, thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Theo chia sẻ của người sáng lập FoodHub, tăng trưởng nóng chưa bao giờ là tôn chỉ của startup này. Chậm, chắc, chất lượng trên từng đơn hàng, giữ chân được người dùng lâu dài mới là tôn chỉ lớn nhất. Gần đây, các startup Việt đã tập trung vào giá trị cốt lõi nhiều hơn, thay vì tạo ra mô hình mua bán đơn thuần thì tập trung phát triển công nghệ có lợi thế dẫn dắt. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong lâu dài, bởi nếu chỉ tăng trưởng nóng thì sẽ rất dễ chạm trần và không thể tăng trưởng nhanh trong những năm sau đó.

Theo ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom nhận định, hầu hết các startup hiện nay đã cẩn trọng hơn và lựa chọn các mô hình phát triển bền vững. Họ tập trung vào các giá trị lõi để tạo ra các giá trị khác biệt mà không chạy theo xu thế của thị trường và công nghệ chính là chìa khóa tạo ra các giá trị cốt lõi đó cho hầu hết các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Covid-19 vẫn là mối đe dọa lớn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong đó có startup. Vậy cần làm gì để hạn chế những tác động xấu, biến khó khăn thành đòn bẩy để bứt phá. Theo ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ): Trong lĩnh vực giáo dục, y tế,… những ý tưởng của startup Việt dường như đi trước một bước. Đây chính là cơ hội để lan tỏa những ý tưởng đó; để làm được điều đó thì cần sự chung tay của rất nhiều bộ, ban, ngành để mở đường cho những ý tưởng mới…

Chuyện về những kỹ sư Việt bán IP làm chip cho nhiều “ông lớn” công nghệ

Việt Nam có 3.800 startup, trong đó 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD

Xuất khẩu nền tảng số Việt sang Thái Lan, Singapore nhờ cấp WiFi miễn phí

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/huong-phat-trien-nao-cho-cac-startup-viet-nam-covid-thu-3-122586.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hướng phát triển nào cho các startup Việt năm Covid thứ 3?
POWERED BY ONECMS & INTECH