Mức độ quan tâm tới tiền điện tử đã tăng lên tại Indonesia trong thời gian bùng phát đại dịch COVID-19.
Phát biểu họp báo ngày 1/4/2022, ông Hestu Yoga Saksama, một quan chức của Bộ Tài chính Indonesia nêu rõ "tài sản tiền điện tử sẽ phải chịu thuế VAT vì chúng là hàng hóa theo định nghĩa của Bộ Thương mại. Chúng không phải là tiền tệ. Vì vậy, chúng tôi sẽ đánh thuế thu nhập và thuế VAT”.
Thuế suất VAT đối với tài sản tiền điện tử dự kiến thấp hơn nhiều so với mức 11% vừa được áp đặt đối với hầu hết hàng hóa và dịch vụ tại Indonesia.
Trong khi đó, thuế thu nhập sẽ ở mức 0,1% tổng giá trị giao dịch tài sản tiền điện tử, tương ứng với thuế giao dịch cổ phiếu.
Theo nghiên cứu trên, 41% người Indonesia từ 18 đến 75 tuổi với mức thu nhập hơn 14.000 USD mỗi năm đang sở hữu các loại tài sản tiền điện tử.
Các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum và Solana đã có sức hút mạnh mẽ tại Indonesia trong vài năm qua. Chính phủ Indonesia đã quyết định tận dụng sự phát triển của tiền tệ kỹ thuật số như một phần của chiến lược lớn hơn nhằm chuyển đổi nền kinh tế số quốc gia.
Mặc dù tiền điện tử không được phép sử dụng như một phương tiện thanh toán tại Indonesia song Chính phủ nước này lại cho phép giao dịch chúng như một loại hàng hóa.