Mới đây, CTCK KBSV Việt Nam đã có báo cáo kinh tế vĩ mô.
Theo đó, KBSV điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 từ 6.5% (trong báo cáo tháng 4/2021) xuống còn 5.8%, phản ánh tác động của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đang diễn ra với TP Hồ Chí Minh phải áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.
Trong đó, KBSV kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ở các nước phát triển phục hồi, đặc biệt ở lĩnh vực chế biến chế tạo, cùng các lĩnh vực truyền thống (dệt may, gia dày, gỗ, thuỷ sản) là động lực hỗ trợ chính cho kinh tế 6 tháng cuối năm, bên cạnh các động lực khác như thu hút vốn FDI, giải ngân đầu tư công.
Ở chiều ngược lại, nhu cầu tiêu thụ trong nước khó phục hồi trở lại do dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong 6 tháng cuối năm là yếu tố chính làm hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế 2021. Về tổng thể, tốc độ triển khai chương trình tiêm vaccine quy mô lớn và thời điểm Việt Nam đẩy lui thành công đợt dịch Covid-19 hiện tại là 2 yếu tố trọng yếu tác động đến dự báo tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm.
Theo KBSV, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 157.63 tỷ USD (+28.4% yoy).
Số liệu từ Tổng Cục Hải Quan cũng cho thấy hầu hết các mặt hàng xuất khẩu truyền thống đến các đối tác thương mại lớn đều ghi nhận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ trong 4 tháng đầu năm.
Động lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu năm, và sẽ tiếp tục duy trì trong phần còn lại của năm 2021 đến từ 3 nguyên nhân:
-Chương trình vaccine đang được triển khai hiệu quả, các nền kinh tế lớn mở cửa trở lại kéo theo đó là sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
- Với việc các FTA được ký kết đang dần có hiệu lực (CPTPP, EVFTA, 5.8 5.8 6.0 6.6 6.5 5 6 6 6 6 6 7 7 KBSV Fitch Solution Citigroup Bloomberg consensus Chính phủ (Nghị quyết số 01/NQ-CP) (%) KB SECURITIES VIETNAM 11 UKFTA, RCEP…), các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đang dần nắm bắt được các lợi thế cạnh tranh khi được hưởng lợi từ các mức thuế quan ưu đãi.
- Giá hàng hoá xuất khẩu, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam (sắt thép, nông thuỷ sản, gạo…) đang có xu hướng tăng là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu.
Rủi ro khiến tăng trưởng xuất khẩu chậm lại có thể đến từ 2 yếu tố chính:
i) dịch bệnh bùng phát, đặc biệt ở các khu công nghiệp, thành phố lớn tác động tiêu cực đến năng lực sản xuất;
ii) Tình trạng thiếu tàu, thiếu container rỗng và giá cước vận tải biển tăng hiện chưa thấy có dấu hiệu sớm được khắc phục.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký mới của 804 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư đạt 9.55 tỷ USD(+13.2% yoy); vốn điều chỉnh của 460 dự án đạt 4.12 tỷ USD (+10.6% yoy); vốn góp, mua cổ phần của 1,855 lượt dự án đạt 1.61 tỷ USD (-54.3% yoy).
Như vậy, chỉ ngoại trừ vốn góp, mua cổ phần trong 6 tháng đầu năm giảm (tương đồng với hoạt động bán ròng của khối ngoại trên TTCK), vốn đăng ký mới và tăng thêm vào Việt Nam đều tăng mạnh so với cùng kỳ do Việt Nam được hưởng lợi lớn nhờ việc là 1 trong những nền kinh tế có độ mở cao.
Nhìn chung, nhờ các thành tựu chống dịch hiệu quả, cùng việc thực thi hàng loạt các hiệp định FTA, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các tập 3 4 5 6 7 8 9 (%) Thế giới Mỹ Châu Âu Trung Quốc (100) - 100 200 300 400 500 Sắt thép các loại Sản phẩm từ cao su Hóa chất Gỗ và sản phẩm gỗ Xơ, sợi dệt các loại Hàng dệt may Hải sản (%) Châu Âu ASEAN Mỹ Nhật Bản Trung Quốc KB SECURITIES VIETNAM 12 đoàn đa quốc gia trong bối cảnh nhu cầu đa dạng hoá chuỗi cung ứng sản xuất ra khỏi Trung Quốc gia tăng.