Khánh thành nhà máy điện mặt trời cao nhất hành tinh trên ‘nóc nhà của thế giới’, thi công vẻn vẹn trong 115 ngày
Nhà máy điện mặt trời nằm ở độ cao hơn 5.200m so với mực nước biển, đã khẳng định là dự án quang điện mặt trời cao nhất hành tinh.
China Huadian Corp., một tập đoàn điện Nhà nước, vừa mới đưa vào vận hành giai đoạn 2 của nhà máy điện lưu trữ năng lượng mặt trời Caipeng tại Shannan, Tây Tạng. Dự án này nằm ở độ cao 5.228m, là công trình lắp đặt năng lượng mặt trời cao nhất thế giới.
Trước đây, dự án lưu trữ năng lượng mặt trời quy mô tiện ích cao nhất thế giới là một dự án lắp đặt khác ở độ cao 4.700m tại Tây Tạng. Dự án hoàn thành vào năm 2020.
Giai đoạn đầu của dự án là bắt đầu hoạt động vào tháng 12/2023 với công suất 50MW. Giai đoạn này đã sản xuất hơn 40 triệu kWh điện.
>> Tỉnh lớn nhất Nam Bộ khởi công loạt dự án hơn 40.000 tỷ, động thổ tuyến cao tốc đầu tiên
Sau đó, nhà máy được mở rộng đến giai đoạn 2. Giai đoạn 2 của nhà máy điện mặt trời Caipeng, trải dài 1,4km2, bổ sung thêm 100MW công suất với 170.000 tấm pin mặt trời. Dự án bắt đầu xây dựng vào tháng 8/2023 và hoàn thành chỉ trong vòng 115 ngày, vượt tiến độ 42 ngày bất chấp những thách thức của địa hình cao nguyên và khí hậu khắc nghiệt.
Dự án này nhằm mục đích giảm bớt tình trạng thiếu điện vào mùa đông và mùa xuân ở miền trung Tây Tạng, đáp ứng nhu cầu điện hàng năm của khoảng 50.000 hộ gia đình.
China Power Construction nhấn mạnh, giai đoạn 2 của dự án này áp dụng thiết kế tấm pin mặt trời hai mặt, có thể tận dụng tối đa ánh sáng phản xạ trên mặt đất để phát điện. Hiệu suất tổng thể cao hơn 20% so với tấm pin quang điện mặt tiền truyền thống. Dự án là đột phá mới của quốc gia này trong công cuộc xây dựng các ngành công nghiệp năng lượng mới ở vùng cao và lạnh.
Theo The People, dự án sẽ tạo ra 155 triệu kWh điện xanh hàng năm, tương đương với việc tiết kiệm 46.800 tấn than và cắt giảm 129.400 tấn carbon dioxide hàng năm.
Hiện tại, điện mặt trời chiếm 24,8% tổng công suất điện lắp đặt của Trung Quốc, đánh dấu sự tăng trưởng đáng kể, vượt qua điện gió và thủy điện để trở thành nguồn năng lượng lớn thứ hai của Trung Quốc, CCTV đưa tin.
Tây Tạng tự hào là nơi có độ cao nhất trên bề mặt Trái Đất, với độ cao trung bình lên đến 4.900m so với mực nước biển và chính điều này làm cho nó nổi tiếng với danh xưng "nóc nhà thế giới". Tây Tạng được bao quanh bởi dãy núi Himalaya, Côn Lôn, Karakoram và Hoành Đoạn.