Chứng khoán

Khi đủ điện và 'cá mập ngừng cắn cáp', Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư nhiều tỷ USD vào 1 ngành 'công nghiệp của tương lai'

Hải Băng 20/06/2024 - 21:09

Việt Nam có nhiều lợi thế về chi phí, vị trí và chính sách tuy nhiên cũng gặp thách thức trong nguồn cung điện và hệ thống cáp quang để đón làn sóng đầu tư Data Center trong bối cảnh toàn cầu chuyển đổi số.

Khi đủ điện và 'cá mập ngừng cắn cáp', Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư nhiều tỷ USD vào 1 ngành 'công nghiệp của tương lai'

Trung tâm dữ liệu (Data Center) là một cơ sở tập trung, được trang bị để lưu trữ, xử lý và phân phối lượng dữ liệu khổng lồ, đảm bảo tính sẵn có, độ tin cậy và bảo mật cho các doanh nghiệp và tổ chức. Đây là trung tâm thần kinh của hệ thống Internet, các Data Center cho phép truyền thông tin liền mạch, xử lý và lưu trữ các trang web và ứng dụng, hỗ trợ điện toán đám mây và các công nghệ mới nổi như Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet Vạn vật (IoT)

Trong bối cảnh các quốc gia, doanh nghiệp toàn cầu bước vào xu thế chuyển đổi số, dung lượng thị trường của ngành "công nghiệp của tương lai" này ngày càng được mở rộng. Trong năm 2024, dung lượng ước đạt 321 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 7,3%/năm (theo công bố tại Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summi tổ chức ở Hà Nội hồi tháng 3).

Khi đủ điện và 'cá mập ngừng cắn cáp', Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư nhiều tỷ USD vào 1 ngành 'công nghiệp của tương lai'
Chuỗi giá trị ngành trung tâm dữ liệu (Nguồn: Chứng khoán Vietcap)

Xu hướng dòng tiền đầu tư ngành này đang tìm đến các thị trường sơ cấp ở các nước đang phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Singapore và thị trường thứ cấp như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan.

Theo Research and Markets, tổng giá trị thị trường của các Data Center tại Việt Nam đạt 620 triệu USD trong năm 2023 (+10,5% YoY). Dự báo, thị trường đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2030.

Hiện nay, 4 nhà cung cấp lớn trong nước là Viettel, VNPT, FPT, CMC đang chiếm khoảng 97% thị trường.

Lợi thế và thách thức

Khi đủ điện và 'cá mập ngừng cắn cáp', Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư nhiều tỷ USD vào 1 ngành 'công nghiệp của tương lai'
Chi phí vốn để xây dựng 1 Data Center (Theo: Chứng khoán Vietcap)

Trong phân tích mới đây, Chứng khoán Vietcap nhận định Việt Nam có 3 lợi thế gồm: chính sách, chi phí và vị trí.

Về chính sách, phát triển Data Center đang nhận được sự ủng hộ của Chính Phủ khi đề ra chiến lược Chương trình Chuyển đổi Kỹ thuật số Quốc gia nhằm giúp Việt Nam trở thành trung tâm kinh tế số của khu vực.

Đồng thời, Việt Nam có chi phí xây dựng và điện năng thấp, kết hợp với ưu đãi về thuế sẽ thu hút các nhà đầu tư mới. Ví dụ, các công ty trong lĩnh vực công nghệ số thường được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm; được giảm hoặc miễn tiền thuê đất, thuế VAT là 5% và miễn thuế đối với nguyên liệu sản xuất trong 5 năm. Nhờ đó, chi phí vận hành Data Center được giảm đáng kể.

Về vị trí, Việt Nam đóng vai trò là cửa ngõ vào các thị trường trọng điểm ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn như Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam đối diện 2 thách thức lớn ở hệ thống cáp quang và nguồn cung điện. Cụ thể, Việt Nam được kết nối với 5 tuyến cáp quang biển, so với 26 tuyến của Singapore hoặc 8 tuyến của Thái Lan. Cáp quang của Việt Nam trung bình bị đứt 10 lần/năm. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Chính phủ đang thí điểm xây dựng từ 2 đến 4 tuyến cáp ngầm mới vào năm 2025, giúp cải thiện chi phí kết nối Internet toàn cầu cho Data Center.

Khi đủ điện và 'cá mập ngừng cắn cáp', Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư nhiều tỷ USD vào 1 ngành 'công nghiệp của tương lai'
Dự báo công suất phát điện (MW) của Việt Nam (Nguồn: Vietcap)

Tiếp đến, Việt Nam đang phải đối mặt với nguồn cung điện không ổn định. Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thủy điện (chiếm khoảng 40% tổng công suất) vốn dễ bị ảnh hưởng bởi bởi rủi ro thời tiết như El Nino. Đồng thời, nguyên liệu (than và khí tự nhiên) cho nhiệt điện và điện khí gặp rủi ro về giá và thiếu hụt nguồn cung trong nước.

Trước đó, năm 2023 Việt Nam bị thiếu điện "trầm trọng" do khó khăn trong việc huy động công suất từ thủy điện bởi thiếu nước. Năm 2024, Vietcap dự báo sản lượng điện cơ bản sẽ đáp ứng đủ vì đã chủ động tích trữ nước trong các hồ thủy điện và La Nina có thể quay lại vào nửa cuối năm. Bên cạnh đó, dự án đường dây 500kV mạch 3 hoàn thiện sẽ tăng công suất truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc từ mức 2.200MW hiện tại lên 5.000MW, giảm áp lực cung cấp điện ở miền Bắc.

Về dài hạn, Chính phủ đã phê duyệt thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó quy định chi tiết về công suất điện tái tạo đến năm 2030, với điện gió trên bờ và điện gió ngoài khơi, được đặt kế hoạch lần lượt đạt 17.894MW và 6.000MW nhằm đa dạng nguồn cung, giảm sự phụ thuộc vào thủy điện, nhiệt điện, điện khí.

>> Không lâu trước khi leo lên Top 1 thế giới, vốn hóa Nvidia chỉ ngang FPT, VGI... của Việt Nam hiện tại

Việt Nam vẫn chưa được vào danh sách xem xét nâng hạng thị trường của MSCI

Công ty 'họ' DIC Corp (DIG) thi công dự án khu công nghiệp 400ha tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/khi-du-dien-va-ca-map-ngung-can-cap-viet-nam-se-don-lan-song-dau-tu-nhieu-ty-usd-vao-1-nganh-cong-nghiep-cua-tuong-lai-239423.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Khi đủ điện và 'cá mập ngừng cắn cáp', Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư nhiều tỷ USD vào 1 ngành 'công nghiệp của tương lai'
POWERED BY ONECMS & INTECH