Dù chứa trữ lượng vàng khổng lồ nhưng không một ai cũng như bất kỳ tổ chức nào được phép đến đây khai thác.
Nhờ có nước cùng nhiều loại nguyên tố khác nhau, Trái Đất mới có thể có một môi trường sinh thái đa dạng đến như vậy. Vậy nước và các nguyên tố như vàng, kim cương,... có nguồn gốc như thế nào?
Theo đó, sau một quá trình nghiên cứu và liên tục thăm dò, các nhà khoa học đã đưa ra một phỏng đoán là do tác động của các tiểu hành tinh và sao chổi. Cụ thể, sau khi Trái Đất sinh ra, tần suất va chạm với các tiểu hành tinh khác là rất cao. Trong quá trình xảy ra va chạm này, các sao chổi có thể mang theo nước và sự sống đến cho Trái Đất.
Bên cạnh đó, các tiểu hành tinh và các thiên thể khác cũng mang lại một số kim loại cho Trái Đất, có thể kể đến như vàng. Nhiều ý kiến cho rằng trữ lượng vàng trên Trái Đất rất khan hiếm nên mới dẫn đến tình trạng kim loại này vô cùng đắt đỏ. Tuy nhiên, liệu vàng có thực sự khan hiếm hay không?
Để giải đáp thắc mắc này, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và thăm dò, họ phát hiện ra rằng ở dưới đáy của miệng hố va chạm Vredefort ở Free State, Nam Phi là một kho báu khổng lồ. Bên trong có thể có trữ lượng vàng ít nhất là 1.000 tấn.
Được biết, đường kính của miệng hố Vredefort ước tính khoảng 300km, là hố thiên thạch lớn nhất và lâu đời bậc nhất trên thế giới (xếp thứ 2 sau hố thiên thạch Yarrabubba ở Úc (2.229 tỷ năm tuổi), NASA cập nhật thông tin năm 2020.
Rất nhiều người dân sinh sống ở đây từng không nhận ra đây là miệng hố va chạm, thay vào đó, họ chỉ cho rằng nơi mà mình đang sinh sống là ở trên đỉnh núi chứ không phải là một cái hố.
Các chuyên gia sau đó cũng đã tìm hiểu, nghiên cứu và họ đã phát hiện ra một số manh mối cho thấy sự khác biệt của miệng hố này. Cụ thể, thành phần khoáng chất trong miệng hố va chạm này không giống với thành phần đá ở trong miệng núi lửa. Được biết, khoáng chất ở đây giống với vật liệu quý hiếm còn sót lại sau khi xảy ra va chạm với một thiên thạch.
Hầu hết các miệng núi lửa đều không có người ở nhưng miệng hố Vredefort lại khác. Từng bị bỏ hoang nhiều năm, tuy nhiên đến nay, nó đã trở thành một thành phố có đến 550.000 cư dân. Chắc chắn việc có đông người dân sinh sống như vậy cho thấy rằng nơi đây hẳn có đủ tài nguyên lẫn vật liệu để họ có thể sử dụng.
Một số chuyên gia lại cho rằng tài nguyên tồn tại trên Trái Đất là do thiên thạch mang lại. Dù chưa có cơ sở khoa học nào chắc chắn ủng hộ quan điểm này, tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận được rằng một số kim loại quý hiếm mà con người tiếp xúc thực ra là do thiên thạch mang lại.
Lý do vì sao con người không dám khai thác vàng trong miệng hố Vredefort
Khi có tin tức trong miệng hố Vredefort có một lượng lớn vàng và kim cương, với trữ lượng khoảng 1.000 tấn được lan truyền, rất nhiều người đã tìm đến miệng hố va chạm để đãi vàng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một ai dám khai thác vì hai nguyên do chính sau đây:
Thứ nhất, việc khai thác kho báu khổng lồ này sẽ tạo ra một vấn đề lớn. Đó là nếu như việc vàng trở nên phổ biến ở trong xã hội thì nó sẽ có thể là một “thảm họa”. Sở dĩ nói như vậy bởi nó sẽ khiến thị trường vàng trở nên bất ổn cũng như gây ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường toàn cầu.
Thứ hai, trải qua thời gian khoảng 2 tỷ năm, miệng hố va chạm Vredefort có thể bảo tồn được một số dấu vết lịch sử do môi trường đặc biệt của nó. Do vậy, các nhà khoa học hy vọng rằng sẽ khám phá ra bí ẩn của miệng hố cổ đại này thông qua nghiên cứu nhằm tìm ra một số bí ẩn của Trái Đất cách đây 2 tỷ năm trước. Ý nghĩa của nghiên cứu này thậm chí còn vượt xa việc phá hủy miệng hố va chạm và khai thác vàng.
Mặt khác, do sự xuất hiện của đông đảo người ngoài đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi đây. Chính vì vậy, năm 2005, Liên Hợp Quốc đã quyết định đưa hố va chạm Vredefort vào danh sách Di sản thế giới cần được bảo vệ. Theo đó, không một ai cũng như bất kỳ tổ chức nào được phép đến đây khai thác vàng, kim cương nên người dân ở đây vẫn giữ được cuộc sống bình yên.
Nhiều nhà khoa học cũng phỏng đoán rằng có rất nhiều vàng rơi xuống vào thời kỳ đầu của Trái Đất, do đó, chúng có thể đã nằm rất sâu trong lòng đất nên việc khai thác cũng không hề dễ dàng.