Khoét núi tìm nạn nhân vụ máy bay Boeing đâm thẳng vào vách núi, huy động 2.200 người đào xới cùng máy xúc, gấp rút thu thập ADN của người nhà để xác định danh tính

24-03-2024 12:28|Tình Hoàng

Vụ rơi máy bay này được đánh giá là thảm họa hàng không tồi tệ nhất của Trung Quốc trong vòng một thập kỷ qua.

Ngày 21/3/2022, một chiếc máy bay Boeing 737 chở 132 người của hãng hàng không China Eastern Airlines đã gặp tai nạn tại huyện Đằng, thành phố Ngô Châu, khu tự trị dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây.

Máy bay đã lao thẳng xuống núi với vận tốc kinh hoàng, bốc cháy dữ dội và tạo ra nhiều tiếng nổ lớn liên tục. Được biết, chuyến bay có số hiệu MU5735 khởi hành từ thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam lúc 13h (12h giờ Hà Nội) và đang trên đường đến thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Trên máy bay chở 132 người, trong đó có 123 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn.

Lực lượng vũ cảnh, lính cứu hỏa chủ yếu sử dụng cuốc xẻng để đào bới trên sườn núi tìm mảnh vỡ máy bay và các manh mối liên quan đến vụ tai nạn

Lực lượng vũ cảnh, lính cứu hỏa chủ yếu sử dụng cuốc xẻng để đào bới trên sườn núi tìm mảnh vỡ máy bay và các manh mối liên quan đến vụ tai nạn

Sau khi xảy ra sự cố đáng tiếc này, lực lượng cứu hộ đã nhanh chóng mở rộng tìm kiếm hộp đen và di thể, vật dụng cá nhân của nạn nhân. Ba ngày đầu sau vụ tai nạn, mưa liên tục trút xuống khu vực, khiến đất đai lầy lội, khó triển khai máy móc hạng nặng.

Tuy nhiên, bất chấp thời tiết không ủng hộ, đội tìm kiếm vẫn tích cực xới tung từng khu vực để tìm mảnh vỡ máy bay cũng như những vật dụng còn sót lại của các nạn nhân. Theo các nhân viên cứu hộ, nhiều khả năng sau khi máy bay đâm vào sườn núi gây ra vụ cháy rừng, ngọn lửa đã thiêu rụi hoàn toàn các nạn nhân cũng như đồ dùng của họ trước khi lửa lan ra khu rừng xung quanh.

2.200 lực lượng cứu hộ, máy xúc, máy bơm được huy động

2.200 lực lượng cứu hộ, máy xúc, máy bơm được huy động

Mưa lớn cũng làm ngập hố chạm, buộc nhân viên cứu hỏa phải dùng máy bơm hút nước khỏi hố để tiếp tục tìm kiếm. Máy xúc cũng được huy động để khoét núi, trong khi các chuyên gia sàng lọc phần đất cháy sém bên dưới hố va chạm để tìm hộp đen và các phần thi thể nạn nhân. Lao Cao Tiến, phó thị trưởng Ngô Châu, phụ trách quản lý huyện Đằng, cho biết phạm vi tìm kiếm đã mở rộng lên gần 200.000m2 xung quanh hiện trường, với hơn 2.200 người đang tham gia cứu hộ.

Mảnh vỡ máy bay và các vật dụng được tập kết tại một khu vực phủ bạt để phục vụ công tác điều tra

Mảnh vỡ máy bay và các vật dụng được tập kết tại một khu vực phủ bạt để phục vụ công tác điều tra

Các lực lượng tìm thấy được những di vật của các nạn nhân xấu số tìm thấy tại hiện trường gồm giấy tờ tùy thân, mảnh quần áo bị cháy, khẩu trang không còn nguyên vẹn, ví tiền... Những di vật là minh chứng cho thấy sự hủy diệt khủng khiếp của vụ tai nạn.

Sau vụ rơi máy bay, lực lượng chức năng ở 20 khu vực cấp tỉnh cũng được phân công xét nghiệm mẫu ADN để xác định danh tính các nạn nhân, theo ông Liu Kaihui, một quan chức của Bộ Công an Trung Quốc. Tổng cộng 20 chuyên gia ADN đã tiến hành xét nghiệm và phân tích các mẫu thu được tại hiện trường.

Nhân viên cứu hộ khiêng một bộ phận máy bay được tìm thấy tại hiện trường về nơi tập kết

Nhân viên cứu hộ khiêng một bộ phận máy bay được tìm thấy tại hiện trường về nơi tập kết

Đến vào tối ngày 26/3, giới chức Trung Quốc xác nhận chính thức toàn bộ 132 người trên máy bay Boeing 737-800 của Hãng hàng không China Eastern Airlines bị rơi vào hôm 21/3 ở thành phố Ngô Châu, Quảng Tây, đều thiệt mạng.

"Tất cả 123 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay số hiệu MU5735 của Hãng hàng không China Eastern Airlines đã thiệt mạng trên máy bay vào ngày 21-3" - phó tổng cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) Hu Zhen Jiang nói trước báo giới.

Hai năm sau khi chiếc máy bay chở khách Boeing 737-800 lao thẳng xuống một ngọn núi hẻo lánh khiến toàn bộ 132 người trên máy bay đều ra đi, các nhà điều tra ở Trung Quốc đã không đưa ra được kết luận mới về nguyên nhân của thảm họa hàng không nguy hiểm nhất nước này trong nhiều thập kỷ.

Trong bản cập nhật cuộc điều tra được công bố hôm 20/3/2024, tức một ngày trước ngày kỷ niệm vụ tai nạn, Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) đã không đề cập đến câu hỏi quan trọng về nguyên nhân khiến chuyến bay 5735 của China Eastern lao xuống, cũng như không đề cập đến dữ liệu từ hộp đen của máy bay.

Do đó, bản cập nhật này không dập tắt được những đồn đoán ở Trung Quốc về nguyên nhân gây ra thảm họa, đồng thời một số người cũng đặt câu hỏi tại sao các nhà điều tra không tiết lộ thông tin từ hộp đen của máy bay. Hộp đen ghi lại tất cả dữ liệu chuyến bay liên quan, cũng như các cuộc trò chuyện trong buồng lái, được các nhà điều tra sử dụng để tải lại các sự kiện dẫn đến sự cố máy bay.

Những giây cuối của chuyến bay MU5735. Đồ họa: FlightRadar24

Những giây cuối của chuyến bay MU5735. Đồ họa: FlightRadar24

Trước đó, trong báo cáo sơ bộ được công bố vào tháng 4/2022, CAAC cho biết hai hộp đen của máy bay bị rơi đã "hư hỏng nghiêm trọng" và "công việc phân tích, khôi phục dữ liệu vẫn đang được tiến hành". Tuy nhiên, các phòng thí nghiệm phức tạp như những phòng thí nghiệm do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Hoa Kỳ (NTSB) và các đối tác ở Pháp, Úc và Vương quốc Anh điều hành, có thể tái tạo ngay cả những thẻ nhớ bị hỏng và sau đó sắp xếp dữ liệu cùng với nguồn âm thanh buồng lái.

Cũng trong bản cập nhật mới nhất, CAAC cho biết họ không tìm thấy lỗi hay bất thường nào trong hệ thống, cấu trúc hoặc động cơ của máy bay trước khi cất cánh. Chuyến bay và phi hành đoàn đều có giấy phép hợp lệ, phi hành đoàn cũng được nghỉ ngơi đầy đủ và vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe trong ngày bay; nhân viên hỗ trợ và cơ sở vật chất tại sân bay khởi hành vẫn ổn, nhân viên kiểm soát không lưu và hệ thống liên lạc, định vị và giám sát cũng vậy.

Hộp đen được thu thập chỉ sau vài ngày

Hộp đen được thu thập chỉ sau vài ngày

"Trong thời gian tiếp theo, nhóm điều tra kỹ thuật sẽ tiếp tục tiến hành xác minh thử nghiệm và phân tích nguyên nhân, đồng thời công bố thông tin liên quan một cách kịp thời dựa trên tiến trình điều tra", CAAC nhấn mạnh.

Tuy nhiên, tuyên bố trên đã ngay lập tức vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trên mạng xã hội Trung Quốc. "Nếu mọi thứ vẫn bình thường thì có nghĩa là do ai đó trên máy bay cố ý thực hiện hoặc do trường hợp bất khả kháng bất ngờ", một bình luận trên nền tảng mạng xã hội weibo có gần 28.000 lượt tán thành.

Vụ rơi máy bay này được đánh giá là thảm họa hàng không tồi tệ nhất của Trung Quốc trong vòng một thập kỷ qua. Trước đó, vào năm 1994, một chuyến bay của hãng hàng không China Northwest Airlines cũng gặp nạn khiến 160 người thiệt mạng.

>> Hy hữu: Máy bay "hết xăng" ở độ cao 12.500 mét, phi công thần tốc cứu 69 mạng người tạo kỳ tích ngành hàng không

Nữ phi công đầu tiên của Việt Nam cầm lái máy bay phản lực Embraer: Vượt qua nỗi sợ độ cao để 'chinh phục bầu trời', 23 tuổi đã là cơ phó

Ngọn đồi cao vượt 'nóc nhà Việt Nam' hơn 1.000m hút ô tô tự động leo dốc, máy bay cũng phải tránh xa vì sợ hãi 'siêu năng lực'

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/khoet-nui-tim-nan-nhan-vu-may-bay-boeing-dam-thang-vao-vach-nui-huy-dong-2200-nguoi-dao-xoi-cung-may-xuc-gap-rut-thu-thap-adn-cua-nguoi-nha-de-xac-dinh-danh-tinh-d118774.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Khoét núi tìm nạn nhân vụ máy bay Boeing đâm thẳng vào vách núi, huy động 2.200 người đào xới cùng máy xúc, gấp rút thu thập ADN của người nhà để xác định danh tính
    POWERED BY ONECMS & INTECH