Khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Chạp năm Quý Mão 2023 để mang lại may mắn, thuận lợi
Tháng Chạp - tháng cuối cùng của năm âm lịch - được cho là dễ gặp chuyện đen đủi, cần cẩn thận để tránh hỏa hoạn, mất cắp...
Rằm tháng Chạp là ngày 15 tháng Chạp âm lịch, là ngày Rằm cuối cùng trong năm, đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới. Do đó, ngày này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt.
Rằm tháng Chạp là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất. Đây cũng là dịp để cầu mong sự may mắn, an lành, bình an cho cả gia đình trong năm mới. Ngày này còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, đoàn tụ, cùng nhau chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Cúng Rằm tháng Chạp vào giờ nào tốt nhất?
Theo Lịch vạn niên, ngày Rằm tháng Chạp năm Quý Mão (tức 15/12 âm lịch) rơi vào thứ Năm, ngày 25/1/2024 dương lịch. Đây là ngày Rằm cuối cùng của năm 2023 Quý Mão nên gia chủ thường chuẩn bị lễ vật tươm tất để thắp hương cho thần linh, tổ tiên.
Khung giờ vàng cúng ngày Rằm tháng Chạp mọi người có thể chọn:
- Giờ Mão (5-7h) Hoàng Đạo, Quỷ Cốc Tử, Thiên Cung Quý Nhân, Thiên Quan Quý Nhân
- Giờ Tị (9-11h) Quỷ Cốc Tử, Tuế Lộc Bát Lộc.
- Giờ Thân (15-17h) Hoàng Đạo, Quỷ Cốc Tử, Phúc tinh quý nhân, Tứ cát đại thời.
Tuy nhiên, chuyên gia phong thủy khuyên, để lựa chọn được giờ cúng Rằm phù hợp với thời gian rảnh của gia đình thì gia chủ có thể tham khảo các khung giờ trên, cần tránh cúng ngày Rằm vào giờ Ngọ từ 11-13h.
Lễ cúng Rằm tháng Chạp như thế nào?
Mâm cúng Rằm tháng Chạp đầy đủ nhất thường có các lễ vật sau: hương, hoa tươi, hoa quả tươi, trầu cau, nước sạch, nến. Ngoài lễ chay như trên thì cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: xôi (hoặc bánh chưng), thịt gà luộc, khoanh giò/chả, các món mặn khác như canh, đồ xào…
Với lễ cúng mặn, gia đình nào muốn bày biện tươm tất hơn thì có thể chuẩn bị các món ăn truyền thống như xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, gà luộc đại diện cho sự sung túc, giò/chả, nem rán, các món xào, món canh măng miến hoặc có thể thêm bánh chưng (hương vị đặc trưng của ngày Tết).
Lễ cúng Rằm tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng gia chủ phải thành tâm, thành ý thì mới được. Cúng Rằm tháng Chạp là nghi lễ tâm linh tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm nhiều hy vọng. Trong lễ cúng này, các gia chủ chủ yếu cầu khấn về sức khỏe, may mắn, bình an cho cả gia đình.
Trong ngày Rằm tháng Chạp, ngoài việc bày biện sửa lễ vật cúng Rằm, tùy theo phong tục của từng địa phương, một số gia đình còn làm thêm sớ cầu an tại chùa cho các thành viên trong gia đình. Theo các nhà sư, trong ngày Rằm tháng Chạp cần giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.
>> Những lễ vật không thể thiếu trên mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp (25/1 Dương lịch)
Tháng Chạp cần lưu ý tránh làm những điều cấm kỵ sau đây nếu không muốn gặp xui xẻo cả năm
Giờ tốt, hướng đẹp xuất hành ngày mùng 1 cuối cùng năm Quý Mão