Kit xét nghiệm COVID-19 không phép tràn lan, 1 doanh nghiệp bị khởi tố

20-12-2021 18:30|Linh San

Đến thời điểm này, thị trường vẫn xuất hiện nhiều bộ kit xét nghiệm nhanh bằng nước bọt bán công khai trong đó nhiều loại chưa được Bộ Y tế cấp phép.

Kit xét nghiệm COVID-19 không được cấp phép bán tràn lan trên thị trường

Thị trường xuất hiện nhiều bộ kit xét nghiệm nhanh bằng nước bọt bán công khai trong đó nhiều loại chưa được Bộ Y tế cấp phép.

Một người dân ở Đồng Nai chi sẻ: Chị vừa mua bộ kit xét nghiệm nước bọt được người bán giới thiệu xuất xứ từ Đức giá 600.000 đồng/hộp gồm 5 cái. Tuy nhiên khi tìm các thôn tin về bộ kit trên mạng thì không có. Vì gia đình vừa rồi không may có F0, dù chưa có triệu chứng nhưng chị đã mua sẵn kit để test liên tục. Người bán có hướng dẫn cách dùng "chỉ cần dậy vào sáng sớm, không súc miệng, chưa ăn uống thì kết quả sẽ chính xác hơn.

Trên các trang bán hàng trực tuyến, kit xét nghiệm được bán với nhiều giá từ 60.000 đến vài trăm nghìn đồng. Ví dụ, một loại kit xét nghiệm xuất xứ từ Trung Quốc được rao bán lẻ 60.000 - 105.000 đồng/kit, mua nguyên hộp gồm 20 kit giá 62.000 - 75.000 đồng/kit, rẻ hơn so với giá kit test dịch tỵ hầu.

Bộ kit xét nghiệm nước bọt của một hãng khác được người bán giới thiệu là nhập khẩu Đức, mỗi hộp có 5 kit, được rao bán từ 450.000 đồng đến 600.000 đồng. Một loại cũng được quảng cáo từ Đức, giá 140.000 - 150.000 đồng/kit. Một loại được người bán giới thiệu xuất xứ từ Mỹ, giá 600.000 đồng đến 650.000 đồng/hộp gồm 5 cái. Người bán không chứng minh được nguồn gốc các sinh phẩm này, nhưng quảng cáo "độ chính xác trên 98%, không có phản ứng chéo, không đau, không khó chịu".

Một phụ nữ bán kit cho biết: "Không ít người nghĩ rằng kit xét nghiệm nước bọt dễ lấy mẫu, thực tế không tuân thủ đúng hướng dẫn dễ dẫn đến kết quả sai lệch, nên tôi hướng dẫn rất kỹ cho khách". Người này, cũng như nhiều người bán kit khác, cho biết "sản phẩm bán rất chạy" nhưng không tiết lộ doanh số.

Tại Việt Nam tính đến tháng 8/2021 Bộ Y tế đã phê duyệt 16 loại test nhanh kháng nguyên nCoV sử dụng dịch mũi, tỵ hầu; song đến tháng 10 mới chỉ cấp phép một loại kit xét nghiệm nước bọt là Antigen Rapid W-AgS04-B20 do Công ty Wuhan (Trung Quốc). Thế nhưng, hiện hầu hết bệnh viện, trung tâm y tế, các điểm lấy mẫu xét nghiệm vẫn sử dụng kit test dịch tỵ hầu. Các bác sĩ cho rằng, độ chính xác kết quả test phụ thuộc rất lớn vào hành vi của người được lấy mẫu, có thể không chính xác, nên cơ sở y tế không sử dụng loại kit nước bọt.

Ông Nguyễn Tử Hiếu - Phó Vụ trưởng Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế  khuyến cáo người dân "nên lựa chọn các kit xét nghiệm có trong danh mục phê duyệt Bộ Y tế để đảm bảo chất lượng".

Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng (Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ Rẫy), xét nghiệm PCR mang tính khẳng định, chẩn đoán và chính xác 100%, còn các loại kit xét nghiệm nhanh có độ chính xác thấp hơn, mang tính chất sàng lọc Covid. Theo đánh giá của bác sĩ Hùng với kinh nghiệm nhiều năm công tác ở chuyên khoa bệnh truyền nhiễm, kết quả xét nghiệm dịch tỵ hầu có độ chính xác 85%, còn xét nghiệm qua dịch nước bọt độ chính xác khoảng 65 - 70%.

Xét nghiệm luôn là một trong các trụ cột trong chiến lược chống dịch, thích ứng COVID-19, mở cửa biên giới ở nhiều nước. Tại Việt Nam, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng cao và nhanh, Bộ Y tế cho phép F0 điều trị tại nhà, khuyến khích người dân tự lấy mẫu test nhanh tại nhà, thậm chí một số địa phương như TP. HCM, Hà Nội được sử dụng kết quả test nhanh để xác định F0 và nhanh chóng có biện pháp phòng dịch phù hợp, ngăn lây nhiễm cộng đồng.

kit-xet-nghiem.jpeg
Kit xét nghiệm COVID-19 bày bán tràn lan dù chưa được cấp phép

Công ty Việt Á "thổi giá" kit test COVID-19

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương (CDC Hải Dương) và các đơn vị, địa phương liên quan.

Công ty Việt Á trước đó cũng đã trúng thầu cung cấp kit test phát hiện SARS-Cov-2 có tên gọi “LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR” (LightPower) tại hàng loạt cơ quan y tế địa phương và các bệnh viện.

Tại cuộc họp đánh giá kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit real-time RT-PCR one step vào ngày 3/3/2020, 100% thành viên của Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia đồng ý thông qua, nhất trí đề nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kit do Học viện Quân y và Công ty CP Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất.

Ngày 4/3/2020, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BYT về việc ban hành danh mục 2 sinh phẩm chẩn đoán in vitro phát hiện SARS-CoV-2 được cấp số đăng ký lưu hành và cho phép chính thức sản xuất bộ kit ở quy mô lớn.

Đơn vị cung ứng tự tin, với năng lực sản xuất 10.000 bộ kít/ngày (khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần), mỗi bộ gồm 50 test, giá thành 400.000 - 600.000 đồng/test, thời gian cho kết quả test là khoảng 2h (không tính thời gian tách mẫu), bộ kit trên có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, hỗ trợ quốc tế trước tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới.

viet-a.png
Bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam được Công ty Việt Á cung cấp.  Ảnh: Bộ KH&CN

Hơn một năm năm qua, TGĐ Công ty Việt Á - ông Phan Quốc Việt, đã lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test COVID-19 của các địa phương và sản phẩm kit test Covid thuộc danh mục được chỉ định thầu rút gọn nên DN này chủ động cung ứng sản phẩm cho các bệnh viện, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố sử dụng.

Sau đó, Phan Quốc Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị nhận cung ứng để hợp thức hồ sơ chỉ định thầu. Khai nhận trước cơ quan điều tra, hình thức chỉ định thầu được sử dụng bằng cách Công ty Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ thống lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho Công ty Việt Á theo giá do công ty này đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.

Bước đầu cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm COVID-19 cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng. Việt đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho ông Phạm Duy Tuyến - Giám đốc cơ quan kiểm soát bệnh tật của Hải Dương, số tiền gần 30 tỷ đồng.

Hút thuốc lá 10-20 năm, phổi đen kịt do hắc ín

Các bị cáo trong vụ mua kit test Việt Á ở bệnh viện Thủ Đức đều được giảm án

Bài thuộc chủ đề Dược phẩm, Y tế
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/kit-xet-nghiem-covid-19-khong-phep-tran-lan-1-doanh-nghiep-bi-khoi-to-130379.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kit xét nghiệm COVID-19 không phép tràn lan, 1 doanh nghiệp bị khởi tố
    POWERED BY ONECMS & INTECH