Kỳ lạ hồ nước tuyệt đẹp nằm ở độ cao hơn 4.000m, chứa 800.000 tấn cá nhưng tuyệt nhiên người dân không ai dám ăn

21-04-2024 15:02|Hoàng Giang

Hồ nước này nhiều cá đến mức có thể bắt bằng tay không, thế nhưng từ xa xưa người dân lại không bao giờ đánh bắt cá ở đây.

Ngoài khung cảnh tuyệt vời của những ngọn núi cao phủ tuyết và địa hình đa dạng, Tây Tạng còn có một địa điểm đặc biệt, đó là Dương hồ, được người dân địa phương gọi với cái tên là "hồ Yamdrok". Đây là một hồ nước tuyệt đẹp và huyền bí với diện tích rộng lớn, lòng hồ sâu và nước xanh trong vắt, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Dương hồ nằm ở độ cao 4.441m so với mực nước biển, dài 130km từ đông sang tây và rộng 70km từ bắc xuống nam, diện tích mặt nước khoảng 638km2, phần lớn nước trong khu vực hồ có độ sâu từ 20-40m, nơi sâu nhất đạt tới 60m, tổng dung tích chứa nước là 14,6 tỷ m3.

Khung cảnh tuyệt đẹp tại Dương hồ

Khung cảnh tuyệt đẹp tại Dương hồ

Mặt hồ trong xanh của Dương hồ được so sánh như một bức tranh thiên nhiên và được mệnh danh là "Hồ san hô trên bầu trời", như một chiếc vòng cổ san hô vắt trên núi cao. Đây được xem là "Hồ thiêng số 1 của Tây Tạng", với một điểm đặc biệt là "biển cá".

Dương hồ nổi tiếng với lượng cá vô cùng phong phú, các nhà khoa học ước tích có hơn 800.000 tấn cá tại đây, chủ yếu là cá chép cao nguyên, cá chạch, cá trắm và nhiều loài cá khác nhau. Sự chung sống hài hòa của chúng đã tạo thêm sức sống cho hồ nước xinh đẹp này.

Các nhà khoa học ước tích có hơn 800.000 tấn cá tại đây

Các nhà khoa học ước tích có hơn 800.000 tấn cá tại đây

Tuy nhiên, mặc dù lượng cá rất dồi dào và có thể bắt dễ dàng bằng tay, nhưng điều kỳ lạ là người dân địa phương lại không dám đánh bắt và ăn cá từ hồ này.

Đâu là nguyên nhân của việc không ai dám ăn cá ở Dương hồ Tây Tạng?

Có 3 nguyên nhân khiến người dân nơi đây không đánh bắt cá tại Dương hồ và không xem chúng là thực phẩm hàng ngày:

Nguyên nhân thứ nhất: Chính sách của Chính phủ Trung Quốc

Trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Dương hồ đối mặt với khủng hoảng sinh thái khi nghề đánh bắt cá (do người ngoài thực hiện) bắt đầu phát triển ở khu vực này. Từ giữa thập kỷ 1980, sản lượng cá bắt tăng đột biến lên 400-500 tấn/năm và đỉnh điểm vào năm 1995 với 1.291 tấn.

Việc đánh bắt quá mức dẫn đến giảm sút đáng kể trong số lượng cá, một số loài cá bản địa như cá mú đen đối diện với nguy cơ tuyệt chủng, buộc chúng trở thành các loài được bảo vệ tại khu tự trị Tây Tạng.

Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm đánh bắt cá và thực hiện chương trình nuôi và thả cá quy mô lớn nhằm khôi phục và phát triển hệ sinh thái của Dương hồ

Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm đánh bắt cá và thực hiện chương trình nuôi và thả cá quy mô lớn nhằm khôi phục và phát triển hệ sinh thái của Dương hồ

Để bảo vệ cân bằng sinh thái của hồ này, vào năm 2004, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm đánh bắt cá và thực hiện chương trình nuôi và thả cá quy mô lớn nhằm khôi phục và phát triển hệ sinh thái của Dương hồ.

Kể từ đó đến nay, sau hơn 5 thập kỷ thực hiện chính sách này, nguồn cá của Dương hồ đã được khôi phục và trở nên vô cùng phong phú.

Dương hồ không phải là điểm duy nhất tại Trung Quốc áp dụng chính sách bảo vệ nguồn cá để bảo vệ hệ sinh thái của các con sông và hồ

Dương hồ không phải là điểm duy nhất tại Trung Quốc áp dụng chính sách bảo vệ nguồn cá để bảo vệ hệ sinh thái của các con sông và hồ

Dương hồ không phải là điểm duy nhất tại Trung Quốc áp dụng chính sách bảo vệ nguồn cá để bảo vệ hệ sinh thái của các con sông và hồ. Cách đây vài năm, Trung Quốc đã triển khai "Kế hoạch cấm đánh bắt cá trong 10 năm" trên sông Dương Tử. Từ năm 2020 đến nay, số lượng cá trên sông Dương Tử và hồ nước tại Đập Tam Hiệp đã tăng mạnh.

Nguyên nhân thứ hai: Hồ nước tâm linh, nổi tiếng thiêng liêng và là nơi thủy táng.

Lý do liên quan chặt chẽ đến tín ngưỡng và thói quen sinh hoạt của cộng đồng người Tây Tạng sinh sống ở vùng núi cao.

Trước hết và quan trọng nhất, đối với người Tây Tạng, Dương hồ không chỉ là một hồ thông thường, mà còn là một nơi linh thiêng, được xem là nơi các vị thần trong Phật giáo Tây Tạng ngự trị. Do đó, sự hiện diện bình yên của hồ và sự sống đa dạng bên trong được coi là linh thiêng và cần được bảo vệ.

Đối với người Tây Tạng, Dương hồ là một nơi linh thiêng, được xem là nơi các vị thần trong Phật giáo Tây Tạng ngự trị

Đối với người Tây Tạng, Dương hồ là một nơi linh thiêng, được xem là nơi các vị thần trong Phật giáo Tây Tạng ngự trị

Người Tây Tạng tin rằng mọi sự sống đều mang giá trị thiêng liêng, bao gồm cả con người và động vật. Theo tín ngưỡng của họ, cá được coi là một sinh vật linh thiêng và là biểu tượng của thần thú.

Thứ hai, người Tây Tạng có một niềm tin đặc biệt vào cá, điều này liên quan đến phong tục thủy táng của họ.

Trong tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng, thủy táng được xem là một phương pháp an táng cao quý, cho phép thi thể của người đã khuất được giữ trong môi trường tự nhiên và được tắm rửa bởi nước. Theo tín ngưỡng này, cá trong Dương hồ mang trọng trách thiêng liêng và có trách nhiệm dẫn dắt linh hồn sang thế giới bên kia.

Đối với người Tây Tạng, sự tồn tại của cá được xem như một món quà và mang ý nghĩa may mắn và hạnh phúc. Cá trong Dương hồ được xem là mang sức mạnh bí ẩn và có khả năng bảo vệ, cũng như mang lại sức khỏe và hòa bình cho con người.

Đối với người Tây Tạng, sự tồn tại của cá được xem như một món quà và mang ý nghĩa may mắn và hạnh phúc

Đối với người Tây Tạng, sự tồn tại của cá được xem như một món quà và mang ý nghĩa may mắn và hạnh phúc

Vì vậy, việc sử dụng cá làm thực phẩm được coi là không phù hợp, và đây là một trong những lý do chính khiến người Tây Tạng từ chối việc đánh bắt cá. Đánh bắt cá (với mục đích thương mại), giết cá và ăn thịt cá sẽ được coi là vi phạm đạo đức và nguyên tắc tôn trọng thú thần, có thể gây ra sự trừng phạt từ luật nhân quả.

Dựa trên niềm tin tôn giáo và tôn trọng với tự nhiên, người Tây Tạng tránh việc đánh bắt cá và coi cá trong hồ như một biểu tượng của sự sống tối thượng. Với họ, việc bảo vệ sự cân bằng sinh thái của hồ quan trọng hơn rất nhiều so với lợi ích kinh tế ngắn hạn.

Nhờ vào lòng tin tôn giáo và sự tôn trọng với tự nhiên, Dương hồ đã được bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhất.

Nguyên nhân thứ ba: Cá Dương hồ có độc tố.

Dưới góc độ khoa học, cá sống trong Dương hồ không thể ăn được.

Đầu tiên, các mẫu nước được các nhà khoa học Trung Quốc xét nghiệm cho thấy nước của Dương hồ có đặc tính kiềm.

Thứ hai, với vị trí ở độ cao 4.441m so với mực nước biển, nhiệt độ của hồ thấp và thiếu oxy suốt năm. Điều này ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hồ, khiến các sinh vật (cả động vật và thực vật) phát triển chậm.

Dưới góc độ khoa học, cá sống trong Dương hồ không thể ăn được.

Dưới góc độ khoa học, cá sống trong Dương hồ không thể ăn được.

Thực vật phù du gặp khó khăn trong việc quang hợp, dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Ô nhiễm không khí từ vùng Thanh Hải, được đưa đến Dương hồ qua gió, cũng góp phần làm cho nước hồ bị ô nhiễm. Cá trong hồ hấp thụ mọi chất trong nước, dần dần tích tụ các chất độc hại theo thời gian.

Dương hồ nằm cách thủ đô Lhasa 100km, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương, chủ yếu nhờ vào tiềm năng thủy điện và ngành du lịch. Du lịch Tây Tạng phát triển nhờ vào sự huyền bí và linh thiêng đặc trưng của vùng núi cao. Phong tục văn hóa và những quy định cấm kỵ đã tạo nên bản sắc độc đáo của vùng đất này.

Những quy định cấm kỵ ở Tây Tạng phản ánh sự tôn thờ, kính trọng của người dân đối với các vị thần, tín ngưỡng và truyền thống

Những quy định cấm kỵ ở Tây Tạng phản ánh sự tôn thờ, kính trọng của người dân đối với các vị thần, tín ngưỡng và truyền thống

Tuy nhiên, du khách khi đến Tây Tạng cần chú ý tôn trọng văn hóa và tín ngưỡng địa phương. Không nên vi phạm vào những quy định cấm kỵ về động vật, con số, màu sắc...

Những quy định cấm kỵ ở Tây Tạng phản ánh sự tôn thờ, kính trọng của người dân đối với các vị thần, tín ngưỡng và truyền thống. Việc hiểu, tôn trọng những phong tục này không chỉ giúp cải thiện giao tiếp với địa phương mà còn cho phép bạn khám phá sâu hơn về văn hóa độc đáo của Tây Tạng.

Theo: Sohu, 163

>> Khám phá hồ nước ngọt ‘già’ nhất thế giới: Rộng tới 31.000km2, sâu 30-40m vẫn nhìn thấy vì nước cực trong, như mê cung 3D siêu thực

'Dòng sông chảy ngang' có hai đầu đều đổ ra biển, không có thượng nguồn cũng chẳng có hạ lưu

Dòng sông dài hơn 250km ôm trọn TP. HCM, 'cõng' 6 cây cầu và đang quy hoạch thêm những cây cầu nghìn tỷ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ky-la-ho-nuoc-tuyet-dep-nam-o-do-cao-hon-4000m-chua-800000-tan-ca-nhung-tuyet-nhien-nguoi-dan-khong-ai-dam-an-d120963.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kỳ lạ hồ nước tuyệt đẹp nằm ở độ cao hơn 4.000m, chứa 800.000 tấn cá nhưng tuyệt nhiên người dân không ai dám ăn
    POWERED BY ONECMS & INTECH