Kỳ lạ loài cá trong suốt sống ở Đông Nam Á, chỉ ngắn vỏn vẹn 1,2cm nhưng có thể ‘hét’ ra âm thanh lớn hơn tiếng máy bay cất cánh

01-03-2024 16:41|Hoàng Giang

Âm thanh mà loài cá này tạo ra có thể so sánh với tiếng ồn mà con người cảm nhận được khi máy bay cất cánh ở khoảng cách 100m.

CNN đã đưa tin vào ngày 28/2 rằng Danionella cerebrum, một loài cá nhỏ trong suốt sống ở vùng nước nông ngoài khơi Myanmar, có khả năng tạo ra âm thanh vượt qua 140 decibel.

Cá Danionella cerebrum có khả năng tạo ra âm thanh vượt qua 140 decibel

Cá Danionella cerebrum có khả năng tạo ra âm thanh vượt qua 140 decibel

Tác giả nghiên cứu, Ralf Britz, một nhà ngư học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Senckenberg (Đức), cho biết: “Âm thanh mà cá Danionella cerebrum tạo ra (140 decibel) có thể so sánh với tiếng ồn mà con người cảm nhận được khi máy bay cất cánh ở khoảng cách 100 mét và khá bất thường đối với mộtloài động vật có kích thước nhỏ bé như vậy”.

Mặc dù các loài động vật lớn thường tạo ra những âm thanh lớn hơn so với các loài nhỏ hơn, với voi có thể tạo ra âm thanh lên đến 125 decibel thông qua vòi của chúng. Tuy nhiên, tự nhiên cũng có những điều bất ngờ. Một số loài động vật nhỏ có khả năng tạo ra những tiếng động cực kỳ lớn so với kích thước của chúng, bao gồm cả tôm gõ mõ (hay còn gọi là tôm súng, tôm pháo), chúng sử dụng cặp càng của mình để tạo ra âm thanh có âm lượng lên đến 250 decibel.

Tôm gõ mõ

Tôm gõ mõ

Ngoài ra, còn một số loài cá tạo ra âm thanh lớn bất thường, như cá Midshipman đực có khả năng phát ra âm thanh giao phối lên đến 130 decibel, nhưng Danionella cerebrum dường như là loài “độc nhất vô nhị” trong số các loài cá.

Trong lịch sử, các nhà khoa học thần kinh đã quan tâm nhiều nhất đến cá Danionella cerebrum bởi vì nó có bộ não nhỏ nhất được biết đến so với bất kỳ loài động vật có xương sống nào trên hành tinh.

Đây là một loài cá nhỏ trong suốt sống ở vùng nước nông ngoài khơi Myanmar

Đây là một loài cá nhỏ trong suốt sống ở vùng nước nông ngoài khơi Myanmar

Loài cá này trong suốt và không có hộp sọ nên các nhà nghiên cứu có thể dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận mô não. Nhưng trong khi nghiên cứu bộ não của loài cá trong phòng thí nghiệm, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đức gần đây đã quyết định điều tra tiếng ồn phát ra từ bể của sinh vật này.

Sau khi thực hiện thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện loài cá này tạo ra âm thanh ồn ào đó bằng bong bóng của chúng và chỉ có con đực mới có thể tạo ra âm thanh lớn như vậy.

Cá Danionella cerebrum tạo ra âm thanh ồn ào đó bằng bong bóng của chúng và chỉ có con đực mới có thể tạo ra âm thanh lớn như vậy

Cá Danionella cerebrum tạo ra âm thanh ồn ào đó bằng bong bóng của chúng và chỉ có con đực mới có thể tạo ra âm thanh lớn như vậy

Mặc dù biết âm thanh của cá Danionella cerebrum đến từ đâu nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao chúng lại làm như vậy. Tuy nhiên, họ vẫn có một vài giả thuyết, có thể cá phát ra âm thanh để tìm nhau trong vùng nước đục hoặc vì chỉ có con đực mới phát ra âm thanh nên nó nhằm mục đích giúp thu hút bạn tình hoặc cảnh báo những con đực khác tránh xa.

Nguồn: CNN, Smithsonianmag

>> Quần đảo rộng 104km2 sở hữu 30 hòn đảo lớn nhỏ, hàng trăm loài động thực vật quý hiếm, được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới

Loài cá đã tuyệt chủng cùng thời với khủng long bất ngờ tái xuất Trái Đất, có thể sống thọ 1 thế kỷ

Chi 11.000 tỷ phá hủy 4 con đập thủy điện trên cùng một dòng sông, cứu lấy ‘nữ hoàng của các loài cá’

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ky-la-loai-ca-trong-suot-song-o-dong-nam-a-chi-ngan-von-ven-12cm-nhung-co-the-het-ra-am-thanh-lon-hon-tieng-may-bay-cat-canh-d117120.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kỳ lạ loài cá trong suốt sống ở Đông Nam Á, chỉ ngắn vỏn vẹn 1,2cm nhưng có thể ‘hét’ ra âm thanh lớn hơn tiếng máy bay cất cánh
    POWERED BY ONECMS & INTECH