VnDirect đang có khoản nợ ngắn hạn 18.400 tỷ đồng. Công ty chứng khoán này cũng đang ôm khoản trái phiếu doanh nghiệp 9.800 tỷ đồng.
VnDirect thông qua gói tín dụng 10.000 tỷ đồng tại Vietcombank, ưu tiên tài sản đảm bảo
CTCP Chứng khoán VnDirect (mã chứng khoán VND) mới đây công bố quyết định về việc vay vốn tại tổ chức tín dụng. Theo đó Vndirect đồng ý thông qua việc sử dụng vốn vay, bảo lãnh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – mã chứng khoán VCB). Tổng giới hạn tín dụng 10.000 tỷ đồng. Mục đích vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Đồng thời VnDirect cũng đồng ý thông qua việc sử dụng tài sản thanh khoản cao thuộc sở hữu của công ty (gồm tiền gửi không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, và các tài sản thanh khoản cao khác theo quy định của Vietcombank theo từng thời kỳ) và các tài sản khác thuộc sở hữu của công ty được Vietcombank chấp thuận và phù hợp với quy định để thế chấp, cầm cố và các hình thức bảo đảm khác cho nghĩa vụ của công ty tại Vietcombank.
Về tình hình kinh doanh, VnDirect vừa trải qua năm 2022 và quý 1/2023 kinh doanh không thuận lợi khi lợi nhuận giảm sâu so với năm 2021. Cụ thể, tính năm 2022, doanh thu hoạt động đạt 6.829 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2021. Tuy vậy lợi nhuận sau thuế lại giảm sút gần một nửa xuống còn 1.220 tỷ đồng. Còn quý 1/2023 cộng doanh thu hoạt động đạt 1.291 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm đi 82% xuống còn 136 tỷ đồng.
VnDirect đang ôm 9.800 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp
Báo cáo tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ FVTPL đến hết quý 1/2023 cho thấy tổng giá trị hơn 20.000 tỷ đồng, trong đó dành 9.800 tỷ đồng “ôm” trái phiếu doanh nghiệp và hơn 1.300 tỷ đồng đầu tư vào cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đã niêm yết và chưa niêm yết.
Báo cáo ghi nhận tổng nợ phải trả của VNDirect đến 31/3/2023 là 22.374 tỷ đồng, trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 18.400 tỷ đồng và vay trái phiếu dài hạn 400 tỷ đồng. Tổng vay tài chính và trái phiếu đến hết quý 1/2023 xấp xỉ 18.800 tỷ đồng.
Các chủ nợ của VnDirect chủ yếu là các ngân hàng. Trong đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – mã chứng khoán BID) là chủ nợ lớn nhất với 4.687 tỷ đồng. Vietinbank (CTG) thứ 3 với 599 tỷ đồng.
Vietcombank đang là chủ nợ lớn thứ 2 với dư nợ 3.697 tỷ đồng tính đến 31/3/2023.
Áp lực trả nợ ngắn hạn khiến VnDirect phải gấp rút đi vay với việc ưu tiên tài sản thanh khoản cao cho gói vay 10.000 tỷ đồng tại Vietcombank cũng không lạ. Tuy nhiên việc Vietcombank đồng ý cho gói vay 10.000 tỷ đồng lại khiến nhiều nhà đầu tư chú ý. Tại sao? Cùng xem lại gói vay 10.000 tỷ đồng:
Với gói vay 10.000 tỷ đồng được thông qua, VnDirect có thể tăng dư nợ tại Vietcombank lên xấp xỉ 13.700 tỷ đồng.
Để hình dung độ lớn của con số này, có thể so sánh với vốn điều lệ.
VnDirect hiện có vốn điều lệ 12.178 tỷ đồng – nếu tăng dư nợ lên 13.700 tỷ đồng - khoản vay này còn lớn hơn hàng nghìn tỷ đồng so với vốn điều lệ của VnDirect. Tổng tài sản VnDirect đến 31/3/2023 đạt trên 37.000 tỷ đồng, nếu tăng dư nợ lên 13.700 tỷ đồng, khoản vay này chiếm 37% tổng tài sản.
Vietcombank có vốn điều lệ 47.325 tỷ đồng, khoản vay này có thể chiếm khoảng 29% vốn điều lệ ngân hàng. Vậy vì đâu Vietcombank có thể ưu ái cho VnDirect vay khoản tiền tương đương 29% vốn điều lệ của mình?
HAGL của bầu Đức tiến gần mục tiêu hết lỗ lũy kế, cổ phiếu HAG bật tăng 20%
Những nhóm ngành nào nhà đầu tư cần chú ý trong tháng cuối năm 2024?