Bất động sản

Lai Châu sắp có trạm biến áp hơn 400 tỷ, thiết kế nửa trong nhà, nửa ngoài trời

Lan Ngọc 25/11/2024 21:00

Dự kiến, trạm biến áp 220kV Pắc Ma sẽ cơ bản hoàn thành vào quý IV/2025.

Theo Báo Chính phủ, UBND tỉnh Lai Châu đã chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư cho dự án trạm biến áp 220kV Pắc Ma, với tổng vốn đầu tư gần 430 tỷ đồng. Nhà đầu tư được lựa chọn là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, có trụ sở tại số 18 Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Dự án trạm biến áp 220kV Pắc Ma được triển khai nhằm: Giải tỏa công suất nguồn thủy điện trong khu vực huyện Mường Tè nói riêng và toàn tỉnh Lai Châu nói chung lên hệ thống điện quốc gia.

Đồng thời, tăng cường liên kết lưới điện, giảm tổn thất công suất, nâng cao độ ổn định và tin cậy trong cung cấp điện cho lưới phân phối khu vực.

Bên cạnh đó, tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư, việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách địa phương.

Cuối cùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và hạ tầng kỹ thuật tại vùng Tây Bắc.

Lai Châu sắp có trạm biến áp hơn 400 tỷ, thiết kế nửa trong nhà, nửa ngoài trời
Ảnh minh hoạ - Nguồn: Evn.com.vn

Dự án được phê duyệt quy hoạch với tổng công suất 750MVA với 3 máy biến áp (MBA), giai đoạn này lắp đặt hoàn chỉnh 2 MBA 220/110/22kV - 250 MVA.

>> TP. HCM sẽ chạy 17 tuyến xe buýt miễn phí kết nối tới tuyến Metro số 1 trong 30 ngày

Trạm biến áp 220kV Pắc Ma được thiết kế kiểu nửa trong nhà, nửa ngoài trời, một số hạng mục công trình chính như sau: Nhà điều khiển trung tâm; nhà thường trực bảo vệ; nhà nghỉ ca vận hành; nhà trạm bơm; hệ thống đường giao thông nội bộ; thiết bị phân phối 220kV, 110kV, 22kV và máy biến áp được đặt ngoài trời.

Địa điểm thực hiện trạm biến áp 220kV Pắc Ma tại xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Dự kiến, dự án sẽ cơ bản hoàn thành vào quý IV/2025.

Nhà đầu tư, sau khi được phê duyệt, phải đảm bảo: Tuân thủ đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, môi trường, xây dựng, khoáng sản, lâm nghiệp và giao thông; thực hiện các biện pháp an toàn lao động, vận hành và dân cư, phòng chống cháy nổ, không gây ảnh hưởng đến môi trường, rừng và các hạ tầng lân cận. Nếu phát hiện khoáng sản, di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong quá trình thực hiện dự án, phải báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền.

Lai Châu là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Tỉnh sở hữu cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở biên giới khác, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương với vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam Trung Quốc.

Ngoài ra, Lai Châu còn được biết đến như vùng đất của những đỉnh núi cao nhất không chỉ của Việt Nam mà còn ở khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, tỉnh có tới 6/10 ngọn núi nằm trong danh sách những ngọn núi hùng vĩ và hiểm trở nhất cả nước, bao gồm: Pu Ta Leng (3.049m), Pu Si Lung (3.083m), Bạch Mộc Lương Tử (3.046m), Tả Liên Sơn (2.996m), Phàn Liên San (3.012m), và Pờ Ma Lung (2.967m).

>> Thanh tra Chính phủ: 20 cơ sở nhà đất ngoài sân bay chưa được ACV hoàn tất thủ tục pháp lý

4 dự án cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà tại TP. Đà Nẵng

Dự án chung cư hơn 1.100 căn tại Đà Nẵng vẫn gặp khó dù đủ điều kiện mở bán

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lai-chau-sap-co-tram-bien-ap-hon-400-ty-thiet-ke-nua-trong-nha-nua-ngoai-troi-262125.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lai Châu sắp có trạm biến áp hơn 400 tỷ, thiết kế nửa trong nhà, nửa ngoài trời
    POWERED BY ONECMS & INTECH