Phần lớn các ngân hàng giảm từ 0,1-0,5 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Tính đến ngày 27/03/2023, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm 1-3 tháng được các ngân hàng duy trì trong khoảng 4,9-6%/năm, kỳ hạn 6-9 tháng nằm trong khoảng 5,8-9%/năm, kỳ hạn 12 tháng trong khoảng 7,1-9%/năm.
Ở kỳ hạn 12 tháng, SCB là ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi cao nhất với 9%/năm. Kế đó là BaoVietBank ở mức 8,9%/năm, Vietbank là 8,8%/năm.
Ở kỳ hạn 6 tháng, SCB vẫn giữ mức lãi suất cao nhất 9%/năm. Vietbank và BAB cùng đứng thứ 2 với 8,6%/năm, và KLB xếp thứ 4 với 8,5%/năm.
Tại ngân hàng Vietbank đã giảm 0,4 điểm phần trăm tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng so với biểu lãi suất khác. Hiện, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng còn 8,6%/năm, kỳ hạn 9 tháng còn 8,7%/năm, kỳ hạn 12 tháng còn 8,8%/năm và trên 12 tháng là 8,9%/năm.
Bên cạnh đó, ngân hàng KLB giảm từ 0,2-0,3 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng giảm 0,3 điểm phần trăm còn 8,5%/năm, kỳ hạn 12 tháng giảm 0,3 điểm phần trăm còn 8,6%/năm và kỳ hạn trên 12 tháng giảm 0,2 điểm phần trăm còn 8,2%/năm.
Kể từ ngày 23/03, Saigonbank giảm 0,3 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, đưa mức lãi suất kỳ hạn 6 tháng xuống còn 8,4%/năm, kỳ hạn 12 tháng còn 8,6%/năm và trên 12 tháng giảm còn 8,4%/năm.
Sacombank cũng giảm từ 0,1-0,4 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi và áp dụng cho tất cả kỳ hạn từ ngày 23/03.
Ở chiều ngược lại, SCB lại tăng lãi suất tiền gửi từ 0,4-1,2 điểm phần trăm kể từ ngày 16/03. Ngân hàng này đưa lãi suất tiền gửi từ 6 tháng trở lên đồng loạt lên 9%/năm. PVcomBank tăng 0,2-0,3 điểm phần trăm lãi suất kỳ hạn từ 6-12 tháng, nhưng giảm 0,3 điểm phần trăm lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng.
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đề nghị xem xét lại, tòa nhà Times Square từng được định giá hơn 60.000 tỷ đồng
Vụ Vạn Thịnh Phát: Cựu Cục trưởng thanh tra xin giảm nhẹ để về trị bệnh