Chỉ sau 1 đêm lãi suất kỳ hạn này đã tăng gấp rưỡi.
Những ngày vừa qua, NHNN tiếp tục sử dụng các công cụ hoạt động thị trường mở nhằm duy trì thanh khoản trên hệ thống ở mức vừa đủ, tuy nhiên với khối lượng đã giảm nhiệt so với tuần trước đó.
Cụ thể, khối lượng tín phiếu NHNN phát hành trong tuần là 45.400 tỷ đồng, giảm 38% so với tuần trước đó. Kỳ hạn phát hành được đẩy lên 14 ngày, từ mức 7 ngày và lãi suất phát hành đạt 5%.
Với lượng đáo hạn trong tuần vừa qua lên đến 73.800 tỷ, khối lượng tín phiếu đang lưu hành đã giảm xuống còn 45.400 tỷ đồng.
Nghiệp vụ mua kì hạn 7 ngày cũng được sử dụng đều đặn với khối lượng trung bình hàng ngày đạt 1.000 tỷ đồng và lãi suất được điều chỉnh tăng dần và kết tuần đạt 5,9% (tăng 40 điểm cơ bản).
NHNN sẽ duy trì thanh khoản trên hệ thống ngân hàng ở trạng thái không quá dồi dào trong giai đoạn còn lại của năm nhằm duy trì mặt bằng lãi suất liên ngân hàng VND ở vùng 5 – 5,5%, để tạo mức chênh lệch hợp lý với lãi suất USD, giảm thiểu áp lực lên tỷ giá.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất VND bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm 80 - 90% tổng khối lượng giao dịch) trong phiên 4/10 đã tăng lên 7,88%/ - mức cao nhất kể từ đầu năm 2012.
Trước đó, lãi suất qua đêm tại phiên giao dịch 3/10 chỉ dừng ở mức 5,26%. Như vậy, chỉ sau 1 đêm lãi suất kỳ hạn này đã tăng gấp rưỡi.
Đáng chú ý, lãi suất kỳ hạn qua đêm đã cao hơn hẳn các kỳ hạn dài hơn như 1 tuần (6,43%), 2 tuần (7%), 1 tháng (6,78%) hay 3 tháng (7,48%). Sự đảo ngược này cho thấy sự thiếu hụt thanh khoản ngắn hạn trong hệ thống ngân hàng khi các thành viên thị trường sẵn sàng vay nóng với lãi suất rất cao để bù đắp nhu cầu.
Sau động thái tăng một số lãi suất điều hành từ NHNN, hầu hết các NHTM trong hệ thống đều đã điều chỉnh tăng mặt bằng lãi suất huy động, với mức tăng 30 –100 điểm cơ bản tùy kỳ hạn.
Trong đó, các Ngân hàng TMCPNN chính thức tăng 50 điểm cho tất cả các kỳ hạn, và các NHTM khác như MBB, ACB, TCB, VPB, STB,
SHB, Nam A Bank, SCB, VIB, ABB cũn ghi nhận mức tăng 30-100 điểm.
Không chỉ tăng lãi suất, các ngân hàng còn đẩy mạnh chương trình khuyến mại, cộng thêm lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ dân cư.
Nhìn chung, mặt bằng lãi suất huy động của nhiều NHTM đã quay về giai đoạn trước Covid 19 và áp lực vẫn còn tương đối lớn, khi chênh lệch huy động – tín dụng chưa được cải thiện nhiều.
Trên thực tế, số liệu của Tổng cục thống kê vừa công bố cho thấy, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng tương đối yếu trong 9 tháng đầu năm, khi chỉ tăng 4,04% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 4,28%), trong khi tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt tới 10,54%.
Điều này đã khiến cho chênh lệch huy động – tín dụng duy trì ở vùng âm kể từ tháng 7 năm nay.
Chính sách tiền tệ dần thắt chặt, kỷ nguyên tiền rẻ sắp kết thúc