Đây không phải là dấu hiệu tốt cho Vương quốc Anh - nền kinh tế G7 duy nhất mà IMF dự kiến sẽ suy thoái trong năm nay.
Báo cáo lạm phát tháng Giêng của Anh, sẽ công bố vào thứ Tư (14/2) có thể cho thấy giá cả tăng lên hai con số, nghĩa là công cuộc tăng lãi suất chưa thể dừng nghỉ.
Với mức lương được điều chỉnh theo lạm phát giảm nhanh nhất kể từ năm 2009, doanh số bán lẻ trong tháng 12 - thời điểm mọi người có xu hướng vung tiền - đã giảm nhiều nhất trong các tháng 12 kể từ ít nhất 25 năm.
Dữ liệu doanh số bán lẻ của Anh trong tháng 1, sẽ công bố vào thứ Sáu (17/2) sẽ không không đẹp hơn mấy so với dữ liệu lạm phát. Người tiêu dùng Anh chắc chắn đang phải đi vay.
Dữ liệu mới nhất cho thấy hoạt động cho vay bằng thẻ tín dụng đang ở mức cao nhất kể từ năm 2020, nhưng khoản chi tiêu đó không dành cho mua nhà – hoạt động thế chấp tài sản ở Anh đang chạm mức thấp nhất kể năm 2009 - hoặc mua sắm tại các cửa hàng.
Với lạm phát giá hàng tạp hóa ở mức gần 17% và hóa đơn năng lượng có xu hướng tăng 20% trong năm nay, thực phẩm và thiết bị sưởi ấm có thể là những nơi “ngốn” hết bất cứ số tiền nhàn rỗi nào của người tiêu dùng Anh.
Đây không phải là dấu hiệu tốt cho Vương quốc Anh - nền kinh tế G7 duy nhất mà IMF dự kiến sẽ suy thoái trong năm nay.
Lạm phát của Anh quá cao đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực |
Lạm phát tại kinh tế Anh bắt đầu tăng vọt vào năm ngoái, giữa bối cảnh giá cả tăng mạnh trên toàn cầu giới do hạn chế về nguồn cung trong khi nhu cầu tăng vọt vì các chính phủ dỡ bỏ một loạt lệnh hạn chế đi lại dưới thời đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, kinh tế nước Anh cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ Brexit - việc nước này rời Liên minh châu Âu (EU) - làm tăng chi phí kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.
Người phụ nữ bất ngờ phát hiện ‘kho báu’ gần 4 tỷ đồng khi dọn tủ đồ của chồng
Loạt fan khóc ròng vì sự cố chưa từng có tại concert 'Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai'