Phiên ngày 27/3, VN-Index tăng 0,88 điểm lên 1.283,09 điểm. Tuy tăng điểm nhẹ nhưng dòng tiền có sự lan tỏa, thị trường lệch hẳn về bên mua với số cổ phiếu tăng điểm áp đảo số cổ phiếu giảm điểm.
VN-Index tăng 14,35 điểm lên 1.282,21 điểm trong phiên giao dịch hôm qua (ngày 26/3), giúp chỉ số quay lại vùng đỉnh cũ 19 tháng. Bên cạnh đó, thị trường cũng đón nhận một số thông tin đáng chú ý là Ngân hàng Nhà nước chỉ còn phát hành 3.700 tỷ đồng tín phiếu, giảm đáng kể so với con số 15.000 tỷ đồng/phiên vào giai đoạn trước đó. Chứng khoán VNDirect lấy lại được quyền kiểm soát, đang tích cực khôi phục lại dữ liệu hệ thống.
14h45: VN-Index giao dịch giằng co trong suốt phiên chiều, kết phiên, chỉ số tăng 0,88 điểm (+0,07%) lên 1.283,09 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm, đạt 24.060 tỷ đồng, tương ứng 919,3 triệu cổ phiếu, bằng 80% trung bình thanh khoản 20 phiên.
Dòng tiền vẫn giữ được ở nhóm cổ phiếu thép, tuy nhiên không còn mạnh như phiên giao dịch buổi sáng các cổ phiếu đầu ngành như NKG về lại tham chiếu, HSG (+2,55%), HPG (+0,16%),...
Thoát nhóm thép, dòng tiền lan tỏa ra 1 số nhóm ngành khác như chứng khoán, bất động sản, bán lẻ. Một số cổ phiếu nổi bật giảm điểm trong phiên sáng như tăng tốt vào phiên chiều như DIG (+2,5%), DXG (+2,27%), HCM (+2,47%), SSI (+1,32%), MWG (+4,21%),...
Tuy tăng ít điểm, nhưng độ rộng thị trường lệch về bên mua, có 16/25 nhóm ngành tăng điểm. Nếu tính theo cổ phiếu, có 244 mã tăng, áp đảo 249 mã giảm.
Khối ngoại bán ròng 1.963,8 tỷ đồng. Trong tháng 3, nhóm này đã bán ra khoảng 9.260 tỷ đồng. Đà bán ròng của khối ngoại xảy ra trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng lên 24.785 đồng. Trước áp lực trên, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành 8.700 tỷ đồng tín phiếu trong phiên 27/3.
11h30: Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 3,53 điểm (-0,28%) về 1.278,65 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán không lớn, thanh khoản thị trường đạt 11.317 tỷ đồng, tương đương 436 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại bán ròng 1.185,5 tỷ đồng, bán mạnh nhất vào các cổ phiếu MSN (822,3 tỷ đồng - chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận), GEX (73,6 tỷ đồng), VHM (47,7 tỷ đồng)... Chiều mua vào tương đối yếu, các cổ phiếu được mua ròng đáng kể gồm HSG (31,1 tỷ đồng), VCB (16 tỷ đồng)...
Độ rộng thị trường lệch lại về bên bán, có 247 mã giảm điểm, 179 mã tăng điểm và 86 mã tham chiếu. 10/25 nhóm ngành giữ được sắc xanh, trong đó nhóm vật liệu xây dựng tăng tốt nhất đạt 0,74%. Nhóm ngân hàng, bất động sản điều chỉnh nhẹ sau một nhịp tăng khá mạnh trước đó.
11h: Thị trường quay lại lấp gap, VN-Index về quanh ngưỡng tham chiếu 1.282 điểm. Tuy nhiên, độ rộng thị trường vẫn lệnh về bên tăng với 228 mã tăng điểm, 189 mã giảm điểm và 83 mã tham chiếu.
Thanh khoản đạt 9.100 tỷ đồng, tương đương 350 triệu cổ phiếu, giảm 10% so với cùng thời điểm phiên ngày 26/3.
Khối ngoại bất ngờ bán ròng 673 tỷ đồng cổ phiếu MSN. Tuy nhiên, trước áp lực trên, cổ phiếu MSN vẫn tăng 1,76%, cho thấy có lực cầu lớn cân lại đà bán trên.
9h30: Bước sang phiên giao dịch ngày 27/3, xu hướng được duy trì, VN-Index tăng điểm ngay đầu giờ sáng.
VN-Index kết thúc ATO tại 1.286,34 điểm, mở gap tăng 4,13 điểm. Chỉ số có giảm nhẹ sau đó nhưng vẫn giữ được sắc xanh.
Nhóm cổ phiếu thép tăng tốt, một số cổ phiếu đầu ngành như HPG (+1,64%), HSG (+2,98%), VGS (+3,31%)... Nhóm vật liệu xây dựng tăng 1,54% - mạnh nhất toàn thị trường.
Nhóm dầu khí cũng có diễn biến khá tích cực, đặc biệt là PVS tăng 2,05%. Được biết, ngày mai (28/3) sẽ diễn ra Lễ ký kết các thỏa thuận của chuỗi dự án Lô B - Ô Môn.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng 100 tỷ đồng. Trước đó, nhóm này đã bán ròng 11 phiên liên tiếp.
>> Nhận định chứng khoán 27/3: Cân nhắc khả năng VN-Index bùng nổ, vượt ngưỡng 1.300 điểm