Lộ diện đường đi của 68 tấn vàng Nga, phương Tây trở tay không kịp

25-11-2023 10:21|Hoàng Yến

Bị thị trường London “cấm cửa” sau cuộc xung đột ở Ukraine, vàng Nga đã chuyển hướng sang Dubai. Giờ đây dòng chảy đó lại chuyển hướng một lần nữa.

Bị London và Dubai

Hồng Kông (Trung Quốc) đã soán ngôi Dubai trở thành trung tâm giao dịch vàng Nga lớn nhất thế giới. Kể từ đầu năm đến nay, thành phố này đã nhập khẩu tổng cộng 68 tấn vàng từ Nga, tăng gấp 4 lần so với cả năm 2022.

Bị thị trường London “cấm cửa” sau cuộc xung đột ở Ukraine, vàng Nga đã chuyển hướng sang Dubai. Giờ đây dòng chảy đó lại chuyển hướng một lần nữa.

Lâu nay Hồng Kông vẫn là một trong những trung tâm giao dịch vàng lớn nhất thế giới và là cửa ngõ để tiếp cận đại lục – thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, kể từ tháng 4, lượng vàng nhập khẩu từ Nga bắt đầu tăng vọt.

Theo các chuyên gia trong ngành, vàng Nga “chạy” sang Hồng Kông là do các nhà khai thác vàng hàng đầu của Nga bị Mỹ cấm vận trong khi UAE đang thực hiện chiến dịch đàn áp các giao dịch bất hợp pháp trên thị trường kim loại quý.

Những diễn biến nói trên cho thấy phương Tây đang gặp rất nhiều thách thức khi cố gắng chặn đứng nguồn lực tài chính của Nga – nước đứng thứ 2 thế giới về khai thác vàng. Trước khi Nga đưa quân tới Ukraine, phần lớn vàng của nước này được đưa tới các hầm chứa ở London. Tuy nhiên, cuộc xung đột đã khiến vàng Nga bị loại khỏi các thị trường quốc tế chính thống. Các quốc gia G7 và EU đều có lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga.

Bị London và Dubai
Lượng vàng Hồng Kông nhập khẩu từ Nga tăng vọt trong thời gian gần đây. Nguồn: Bloomberg.

Ban đầu, Dubai – trung tâm trung chuyển để vàng chảy vào Trung Đông và châu Á – đã hưởng lợi. UAE giữ thái độ trung lập và đã từ chối áp dụng các biện pháp cấm vận vàng Nga bất chấp Mỹ và Anh tích cực vận động.

Nga xuất khẩu 96,4 tấn vàng sang UAE trong năm 2022, trở thành nhà cung cấp lớn nhất. Con số này gấp hơn 5 lần so với Hồng Kông. Tuy nhiên thời gian gần đây số lượng đã giảm mạnh, một phần bởi chiến dịch siết chặt quản lý thị trường chợ đen sau khi quốc gia Trung Đông bị thêm vào danh sách theo dõi hoạt động rửa tiền.

Tại UAE, các giao dịch chuyển tiền qua ngân hàng ngày càng bị quản lý chặt hơn trong khi thanh toán bằng tiền mặt cũng bị theo dõi chặt chẽ bởi hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Do đó việc trả tiền cho các nhà xuất khẩu Nga trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra việc Mỹ tuyên bố trừng phạt công ty khai thác vàng lớn nhất nước Nga – Plyus JSC – hồi tháng 5 cũng khiến các nhà giao dịch và ngân hàng ở UAE thận trọng hơn. Họ không muốn giao dịch với những tổ chức bị chỉ đích danh. Transguard, công ty logistics quốc doanh trực thuộc tập đoàn hàng không Emirates, tuyên bố ngừng vận chuyển vàng Nga.

Tuần trước, Anh vừa tuyên bố danh sách cấm vận mới nhằm vào các công ty có liên quan đến vàng Nga, trong đó Paloma Precious DMCC. Công ty có trụ sở ở Dubai được cho là đã nhập khẩu lượng vàng trị giá 300 triệu USD từ Nga.

Trong khi đó, kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine, hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Nga ngày càng được củng cố. Bắc Kinh đã có một loạt động thái ủng hộ Moscow cả về kinh tế và ngoại giao, làm giảm hiệu quả của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu Nga nhiều nhất.

Hồng Kông cũng là 1 thị trường rất hấp dẫn. Với mức giá cao hơn đáng kể so với giá thế giới, thị trường này mang đến cơ hội kiếm lời lớn từ giao dịch arbitrage cho những ngân hàng có giấy phép nhập khẩu.

>> Nga khẳng định tránh được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế

Nga phạt Google vì không xóa thông tin bị cấm

Rộ tin Mỹ, Đức muốn ép Ukraine đàm phán với Nga, Moscow nêu tổn thất của Kiev

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bi-london-va-dubai-cam-cua-68-tan-vang-cua-nga-chay-di-dau-212586.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lộ diện đường đi của 68 tấn vàng Nga, phương Tây trở tay không kịp
    POWERED BY ONECMS & INTECH