Thế giới

Lộ diện quốc gia có GDP bình quân đầu người kém xa Việt Nam nhưng đang trên đà trở thành nền kinh tế 10.000 tỷ USD vào 2032, vượt qua Đức-Nhật

Vương Vương 26/12/2024 09:07

Ấn Độ đang ở vị thế thuận lợi để vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu.

Theo báo cáo của IDBI Capital, Ấn Độ đang trên đà trở thành nền kinh tế 10.000 tỷ USD vào năm 2032, định vị mình là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2030 - vượt qua Đức, Nhật.

Một báo cáo của S&P cũng dự đoán tăng trưởng GDP hàng năm của Ấn Độ là 6,7%. Quốc gia châu Á này đang là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của Ấn Độ chủ yếu được thúc đẩy bởi lĩnh vực sản xuất, dự kiến đóng góp 32% vào tổng giá trị gia tăng (GVA). Các sáng kiến chủ chốt như "Sản xuất tại Ấn Độ" (Make in India) được cho là sẽ đóng vai trò then chốt trong việc củng cố năng lực sản xuất của quốc gia và định vị Ấn Độ là một trung tâm sản xuất toàn cầu.

Báo cáo của IDBI Capital cũng chỉ ra Ấn Độ sẽ vượt qua các nền kinh tế hàng đầu thế giới về sản xuất như Mỹ, Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản trong chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP).

Lộ diện quốc gia có GDP bình quân đầu người kém xa Việt Nam nhưng đang trên đà trở thành nền kinh tế 10.000 tỷ USD vào 2032, vượt qua Đức-Nhật - ảnh 1
Ấn Độ đang trên đà trở thành nền kinh tế 10.000 tỷ USD vào năm 2032

Thêm nữa, báo cáo nhấn mạnh tiềm năng xuất khẩu ngày càng mạnh mẽ của Ấn Độ, dự báo xuất khẩu sẽ chiếm 25% GDP vào năm 2030, đạt 2.000 tỷ USD.

Được biết, tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu của Ấn Độ được thúc đẩy bởi một số yếu tố chính: nhu cầu trong nước tăng do thu nhập khả dụng tăng, sự tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu, môi trường tài chính thuận lợi…

Để duy trì tăng trưởng, Ấn Độ nên đưa ra các cải cách nhằm tăng cường giao dịch kinh doanh và hậu cần, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng cảng và bờ biển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang tăng.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được đánh giá là sẽ đóng vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực chủ chốt của Ấn Độ trong tương lai. Theo NASSCOM, thị trường AI tại Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng 17-22 tỷ USD vào năm 2027, thu hút khoản đầu tư lên tới 4 tỷ USD.

Một số chuyên gia cho rằng, Ấn Độ đang ở vị thế thuận lợi để vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu.

Được biết, theo dữ liệu của World Bank, năm 2023, GDP bình quân đầu người của Ấn Độ chỉ đạt 2.484 USD, thấp hơn GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 4.346 USD.

Tham khảo The Economic Times, RT

>> Siêu cường 'lung lay': Nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á chính thức trở thành xã hội 'siêu già', Chính phủ chi 200 tỷ USD giải cứu nhưng vô vọng

Nhiều quốc gia ra sức lôi kéo du khách Ấn Độ

Đông dân hơn, chi phí rẻ hơn, vì sao Ấn Độ vẫn chưa thể thay Trung Quốc làm 'công xưởng thế giới'?

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/lo-dien-quoc-gia-co-gdp-binh-quan-dau-nguoi-kem-xa-viet-nam-nhung-dang-tren-da-tro-thanh-nen-kinh-te-10000-ty-usd-vao-2032-vuot-qua-ducnhat-133290.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lộ diện quốc gia có GDP bình quân đầu người kém xa Việt Nam nhưng đang trên đà trở thành nền kinh tế 10.000 tỷ USD vào 2032, vượt qua Đức-Nhật
    POWERED BY ONECMS & INTECH