Xã hội

Loài gỗ quý hiếm có ở Việt Nam giá lên đến hàng trăm triệu đồng, suýt tuyệt chủng vì tin đồn chữa được ung thư

Linh Chi 06/09/2024 08:32

Không chỉ có giá trị kinh tế cao, Thủy Tùng còn có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Ở Việt Nam có rất nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao, trong đó nổi bật nhất là cây gỗ Thủy Tùng. Loại cây này cực kỳ hiếm, chỉ có ở ba quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Cụ thể, người ta đã tìm thấy cây Thủy Tùng ở Quảng Đông (Trung Quốc), tỉnh Khăm Muộn (Lào) và tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam). Tại Việt Nam, hiện có khoảng hơn 100 cây Thủy Tùng tự nhiên, tập trung chủ yếu ở huyện Ea H’Leo và Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

Thủy Tùng chỉ có ở 3 nước là Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ảnh: Internet

Thủy Tùng chỉ có ở 3 nước là Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ảnh: Internet

Thủy Tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, còn được gọi là cây thông nước. Cây có chiều cao trung bình hơn 30m, đường kính từ 0,6 đến 1m. Gỗ Thủy Tùng có mùi thơm đặc trưng, thớ gỗ mịn và không bị cong vênh, nứt hay mối mọt. Chính vì vậy, gỗ Thủy Tùng thường được sử dụng để chế tác nhà, đồ nội thất cao cấp và đồ mỹ nghệ.

Gỗ Thủy Tùng có hai loại chính: Thủy Tùng xanh và Thủy Tùng đỏ. Thủy Tùng đỏ chủ yếu được chế tác thành các sản phẩm như lục bình, tượng Di Lặc và sập gỗ. Giá của các sản phẩm từ gỗ Thủy Tùng đỏ rất cao, có thể lên đến vài chục triệu đồng hoặc thậm chí hàng trăm triệu đồng. Ví dụ, một khúc gỗ Thủy Tùng dài 1m và đường kính 80cm có thể có giá khoảng 250 triệu đồng.

Không chỉ có giá trị kinh tế cao, Thủy Tùng còn có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Ảnh: Internet

Không chỉ có giá trị kinh tế cao, Thủy Tùng còn có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Ảnh: Internet

Vào năm 2017, một cây Thủy Tùng quý hiếm hơn 500 tuổi ở Đắk Lắk đã bị chặt trộm. Vì loài cây này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nên việc bảo tồn và quản lý nghiêm ngặt là rất cần thiết. Những hành vi chặt trộm cây Thủy Tùng đã bị lên án mạnh mẽ và các đối tượng vi phạm bị xử lý nghiêm khắc.

Không chỉ có giá trị kinh tế cao, từng có tin đồn Thủy Tùng có thể chữa được bệnh ung thư. Thời điểm đó, hàng nghìn người đã vào rừng đi tìm cây Thủy Tùng. Trước tình trạng Thủy Tùng bị "săn lùng", các nhà khoa học đã tìm cách nhân giống loại cây này. Các chuyên gia cho rằng Thủy Tùng là loài cổ thực vật, theo thời gian, môi trường sống thay đổi nên cây bị thoái hóa. Vì vậy, để bảo tồn chúng, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhân giống. Nếu trồng với số lượng đủ lớn, sinh cảnh phù hợp, Thủy Tùng có thể tự thụ phấn, sinh sản bằng hạt.

Năm 2011, UBND tỉnh Đắk phê duyệt dự án bảo tồn loài cây quý. Năm 2022, ban quản lý Khu bảo tồn sinh cảnh Thủy Tùng được thành lập nhằm bảo vệ những cây Thủy Tùng tự nhiên hiếm hoi còn sót lại.

>>Phát hiện loại vitamin quen thuộc với người Việt là 'khắc tinh' của tế bào ung thư

Tìm ra viên thuốc có thể diệt tất cả các khối u ung thư

WHO chính thức công bố: Điện thoại di động không liên quan đến ung thư não

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/loai-go-quy-hiem-co-o-viet-nam-gia-len-den-hang-tram-trieu-dong-suyt-tuyet-chung-vi-tin-don-chua-duoc-ung-thu-d132290.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Loài gỗ quý hiếm có ở Việt Nam giá lên đến hàng trăm triệu đồng, suýt tuyệt chủng vì tin đồn chữa được ung thư
    POWERED BY ONECMS & INTECH