Loại hạt đen sì, mọc đầy ở Việt Nam ép ra 'vàng lỏng', người Trung Quốc nhặt về kiếm tiền triệu
Loài thực vật này có giá trị cao trên thị trường nhưng không phải ai cũng biết để tận dụng.
Hạt của cây dầu trà (Camellia oleifera) có hình dáng tròn, kích thước bằng hạt ngô và màu đen bóng, thường bị nhầm lẫn với phân thỏ. Tuy nhiên, bên trong lớp vỏ cứng cáp ấy lại chứa một lượng lớn dầu có giá trị cao, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm.
Quá trình phát triển của dầu trà kéo dài qua cả bốn mùa, từ khi ra hoa đến lúc kết trái, hấp thụ tinh hoa và những giọt sương sớm của thiên nhiên. Để đạt đến độ chín hoàn hảo, dầu trà cần khoảng 10 tháng để trưởng thành, mang lại giá trị dinh dưỡng vô cùng cao.
Loại cây này có lá hình elip, dài khoảng 5-7cm, rộng 2-4cm, phủ một lớp lông tơ mềm mại. Đặc biệt, lá non của cây có thể ăn được, có vị ngọt thanh và độ dày khoảng 5mm. Hoa dầu trà cũng có vị ngọt thanh, tựa như mật ong.
Tại Trung Quốc, người ta đã biết tận dụng hạt dầu trà để ép lấy loại dầu thực vật quý giá. Với hàm lượng dầu cao (hơn 45%) và chứa hơn 95% axit béo, dầu trà được xem là "vàng lỏng" trong ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Loại dầu này không chỉ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dầu trà không chỉ là nguồn cung cấp dầu ăn quý giá mà còn là "thần dược" cho làn da và mái tóc. Nhờ hàm lượng vitamin E và chất chống oxy hóa cao, loại dầu đặc biệt này giúp bảo vệ da khỏi lão hóa, ngăn ngừa rụng tóc và mang đến mái tóc đen bóng, chắc khỏe.
Ở đất nước tỷ dân, dầu trà không chỉ là một loại dầu ăn thông thường mà còn được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Với khả năng giảm sưng hiệu quả, nó trở thành một loại thuốc bôi ngoài da quý giá. Với những công dụng tuyệt vời, giá của dầu trà tại Trung Quốc khá cao, lên đến hơn 200 NDT/kg (gần 700 nghìn đồng).
Dù người dân có thể kiếm được tiền từ việc thu hái hạt dầu trà nhưng công việc này lại vô cùng vất vả. Ở các vùng nông thôn Trung Quốc, cây dầu trà mọc hoang khá nhiều nhưng nơi đây chủ yếu là người già và trẻ em nên họ gặp khó khăn trong việc leo trèo để hái quả.
Tại Việt Nam, cây dầu trà không chỉ là cây cảnh mà còn là nguồn cung cấp dầu thực vật quý giá. Người dân có thể tự tay thu hoạch hạt, phơi khô và ép lấy dầu của chúng để sử dụng.