Trái ngược với "cuộc khủng hoảng về niềm tin" của thị trường bảo hiểm nhân thọ, các doanh nghiệp phi nhân thọ vẫn ghi nhận sự khởi sắc về lợi nhuận trong quý 1/2023.
Trái ngược với sự ảm đạm của các doanh nghiệp bảo hiêm nhân thọ, kết quả kinh doanh quý 1/2023 của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đều khả quan với phần lớn doanh thu thuần từ hoạt động cốt lõi ghi nhận tăng trưởng dương.
Trong đó về lợi nhuận sau thuế, Tổng CTCPs Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VNR) là doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất trong quý 1, đạt 150% so với cùng kỳ (gấp 2,5 lần), tương đương đạt 209 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp bảo hiểm như Tổng CTCP Bảo Minh (BMI), Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) cũng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 3% và 5% lên lần lượt 73,5 tỷ đồng và 78,9 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Bảo Việt (BVH) và Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) lần lượt ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 546 tỷ đồng và 41 tỷ đồng, tăng lần lượt 7% và 8% so với cùng kỳ.
Trong đó đa số động lực tăng trưởng đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Cụ thể, ngoại trừ BVH có doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đi ngang trong quý 1, 3 doanh nghiệp còn lại đều đạt tăng trưởng doanh thu thuần hoạt động cốt lõi ở mức 2 chữ số như PTI đạt tăng trưởng doanh thu thuần 10%, BMI là 19% và BIC là 40%.
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC doanh nghiệp quý 1/2023 |
Bên cạnh đó, hoạt động tài chính cũng là động lực tăng trưởng của những doanh nghiệp bảo hiểm trên. Trong đó, riêng BVH có tăng trưởng doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 33%, tương đương gần 3.125 tỷ đồng, bù đắp cho hoạt động kinh doanh cốt lõi kém khả quan.
Hai doanh nghiệp còn lại là CTCP PVI và CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABI) đều có tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 2 chữ số, lần lượt là 18% và 26%, tương đương đạt 269 tỷ đồng và 70,7 tỷ đồng.
Động lực tăng trưởng của 2 doanh nghiệp đều đến từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động tài chính. Riêng ABI, nhờ kiểm soát tốt chi phí trong kỳ, doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn PVI.
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã ghi nhận mức sụt giảm về lợi nhuận sau thuế. Đơn cử như Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long (BLI) và Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (AIC) có lợi nhuận sau thuế sụt giảm lần lượt 81% và 75% xuống đạt 24,6 tỷ đồng và 4 tỷ đồng.
Tại AIC, công ty ch biết nguyên nhân của sự sụt giảm này đến từ doanh thu phí bảo hiểm gốc sụt giảm nên lợi nhuận sau thuế quý 1/2023 giảm so với cùng kỳ năm trước.
Đối với các doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng, có thể thấy điểm chung của các doanh nghiệp bảo hiểm này là hoạt động tài chính khởi sắc. Trong đó, phần lớn lãi tiền gửi của các doanh nghiệp này đều đạt tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động duy trì ở mức cao trong giai đoạn năm 2022 – năm 2023.
VinFast và dịch vụ hậu mãi khác biệt: Phê duyệt bảo hiểm siêu tốc chỉ trong 4 giờ
Bảo hiểm LPBank chi trả 1 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng