Luật đấu thầu mới được kỳ vọng giải quyết những vướng mắc của ngành y tế

17-07-2023 15:05| Trần Thường

Luật Đấu thầu (sửa đổi) dành một chương riêng để quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế. Quy định này nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đấu thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm và thiết bị y tế.

Sáng 17/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5, trong đó có Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, luật đã dành một chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đấu thầu, mua sắm.

Thứ trưởng kỳ vọng luật lần này sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc của y tế và ông cũng rất mong chờ luật này có hiệu lực (1/1/2024) để áp dụng quy định mới trong đấu thầu y tế. 

Luật sửa đổi đã tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở y tế công lập trong việc quyết định mua sắm thuốc, thiết bị y tế. Giao cho các cơ sở tự quyết định việc mua thuốc ngoài danh mục thuốc chi trả của bảo hiểm y tế, mua vắc xin để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương

Luật cho phép cơ sở y tế công lập được quyết định lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu mua sắm từ nguồn vốn vay, trừ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn vay lại từ vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Luật cho phép chỉ định thầu để mua thuốc, thiết bị y tế trong trường hợp cấp cứu người bệnh hoặc duy trì hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân.

Được áp dụng mua sắm tập trung đối với các loại thuốc hiếm có số lượng sử dụng ít. Đồng thời cho phép hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ thiết bị y tế từ một nhóm quốc gia cụ thể để mua được thiết bị có chất lượng tốt.

Vấn đề máy đặt, máy mượn, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh đây là việc hết sức đặc thù với bệnh viện, ban soạn thảo không làm trong ngành y tế đã mất nhiều thời gian nghiên cứu, thể chế hóa thành quy định pháp luật.

Yêu cầu đặt ra là đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp máy mượn, máy đặt và người dân sử dụng dịch vụ máy mượn, máy đặt trả chi phí hợp lý nhất.

Có 2 vấn đề đặt ra luật phải giải quyết, thứ nhất "giá rẻ nhất chưa hẳn chất lượng tốt nhất" và mong muốn khám chữa bệnh, xét nghiệm, hình ảnh phải thật sự chính xác.

Thứ hai không phải vì giá rẻ mà vì chất lượng, bởi nếu không đạt yêu cầu chữa bệnh mà đồng tiền bỏ ra mặc dù ít nhưng lãng phí, không hiệu quả.

Thứ trưởng cũng chia sẻ, "phải làm sao mô hình máy mượn, máy đặt không bị lợi dụng, lách luật, tiêu cực" và lựa chọn nhà thầu phải minh bạch để lựa chọn máy, sinh phẩm tốt nhất, giá cả hợp lý nhất.

Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Luật Đấu thầu (sửa đổi) quy định hợp đồng máy mượn, máy đặt được thực hiện trong thời hạn quy định tại hợp đồng, nhưng không quá 5 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành.

Các bệnh viện có thể lựa chọn nhà thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế bằng cách lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu. Đơn vị trúng thầu chịu trách nhiệm cung cấp thiết bị y tế để sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Nhà thầu không chuyển giao quyền sở hữu, chỉ chuyển giao quyền sử dụng thiết bị y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 

8 luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 gồm: Luật Giá, Luật Phòng thủ dân sự; Luật Hợp tác xã; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật Giao dịch điện tử; Luật Đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' sau phản ánh của Tập đoàn Sơn Hải

Bộ trưởng Tài chính: Không sửa Luật Quy hoạch, sau sáp nhập tỉnh 'sẽ tắc tất cả'

Bài liên quan
  • Đại biểu Quốc hội: Luật Đấu thầu không thể vá mãi, cần sửa từ gốc
    Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân thẳng thắn đề xuất, đã đến lúc cần dừng Luật Đấu thầu hiện hành để tiến hành cải cách triệt để. Câu hỏi đặt ra là: Việt Nam sẽ lựa chọn mô hình tích hợp luật, hay trao quyền nhiều hơn cho địa phương để kiến tạo một cơ chế đấu thầu thực sự minh bạch và hiệu quả?
  • Bộ trưởng Tài chính: Bỏ thầu giá thấp bất thường, dẫn đến dự án chậm tiến độ
    Trong thời gian tôi làm Bộ trưởng Giao thông vận tải, có xuất hiện một số trường hợp như vậy. Có những dự án chúng ta đang phải xử lý hậu quả, tức là khi nhà thầu đấu thầu xong thì không làm được, dẫn đến chậm tiến độ”, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng nói về tình trạng bỏ giá thầu thấp bất thường để trúng nhưng nhà thầu không có năng lực.
  • Doanh nghiệp tư nhân đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam: “Luật không cấm, tư duy đừng cản”
    Quá lo ngại thì dễ bỏ qua cơ hội đối với doanh nghiệp tư nhân và nền kinh tế. Điều cần vượt qua không phải là ai làm, mà là tư duy cũ kỹ, ngại thay đổi và thiếu cơ chế kiểm soát rõ ràng” , Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam – VIAC, nêu quan điểm về việc để doanh nghiệp tư nhân đầu tư dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
  • Luật Đấu thầu và yêu cầu sửa đổi khẩn cấp
    Chiều 17/5/2025, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu và các luật liên quan đến đầu tư công, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bốn vấn đề rất nghiêm trọng đang tồn tại trong Luật Đấu thầu hiện hành: làm chậm tiến độ phát triển đất nước, hạ thấp chất lượng công trình, gây lãng phí nguồn lực và làm hư hỏng, mất cán bộ.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Luật đấu thầu mới được kỳ vọng giải quyết những vướng mắc của ngành y tế
    POWERED BY ONECMS & INTECH