Mỏ khí ngưng tụ siêu sâu lớn nhất Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động

17-10-2023 07:13|Phương Nhi

Điều này đánh dấu sự khởi đầu phát triển và xây dựng mỏ khí ngưng tụ siêu sâu lớn nhất Trung Quốc.

Mỏ khí ngưng tụ siêu sâu lớn nhất Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động

Theo PetroChina, mỏ khí ngưng tụ siêu sâu lớn nhất Trung Quốc, nằm ở phía Tây Bắc Khu tự trị Tân Cương, đã đi vào hoạt động kể từ ngày 15/10. Đánh dấu khu vực sản xuất khí đốt lớn của Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển quy mô mới.

Vào tháng 7/2022, dự án xây dựng khu vực khí siêu sâu Bozi-Dabei ở mỏ dầu Tarim có công suất 10 tỷ mét khối đã được khởi công, đánh dấu sự khởi đầu phát triển và xây dựng mỏ khí ngưng tụ siêu sâu lớn nhất Trung Quốc.

Mỏ khí ngưng tụ siêu sâu lớn nhất Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động

Dự án có vốn đầu tư hơn 3 tỷ nhân dân tệ bao gồm một nhà máy xử lý khí tự nhiên mới, đường ống xuất khẩu khí đốt tự nhiên và đường ống xuất khẩu khí ngưng tụ.

“Chúng tôi đã xây dựng một nhà máy xử lý khí tự nhiên mới, thiết bị ổn định khí ngưng tụ và đường ống dẫn dầu khí, đây là ba dự án lớn của mỏ, với công suất truyền tải khí hàng năm tăng từ 5 tỷ lên 12 tỷ mét khối”, Wang Zhaohui - chuyên gia cao cấp thuộc Mỏ dầu PetroChina Tarim cho biết.

Theo công ty ước tính hơn 100 giếng sâu trong khu vực sẽ được khoan, dự kiến ​​sẽ sản xuất hơn 9 tỷ mét khối khí ngưng tụ và hơn 600.000 tấn dầu ngưng tụ trong năm nay.

Mỏ khí ngưng tụ siêu sâu lớn nhất Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động

Li Zhiming, người đứng đầu Khu quản lý Bozi-Dabei thuộc Mỏ dầu PetroChina Tarim cho biết: “Chúng tôi có thể cung cấp khí đốt cho hơn 20 triệu hộ gia đình mỗi ngày”.

Khí ngưng tụ, còn được gọi là xăng tự nhiên hoặc chất lỏng khí tự nhiên (NGL), là nguyên liệu thô hóa dầu quan trọng, rất giàu các thành phần hydrocarbon quý hiếm. Đây là nguyên liệu thô hóa dầu cao cấp mà Trung Quốc đang nỗ lực săn lùng. Được biết, hơn 80% trữ lượng đã được chứng minh nằm ở lưu vực Tarim

Tuy nhiên, phần lớn dầu khí ở Mỏ dầu Tarim nằm ở các lớp cực sâu dưới lòng đất từ ​​​​7 đến 8 km. Vì vậy, việc thăm dò và phát triển là vô cùng khó khăn. Trong số 13 chỉ số đo độ khó khoan và hoàn thiện trong chuyên ngành, dầu Tarim đứng đầu thế giới về 7 chỉ số.

Để có thể vượt qua những điều kiện khắc nghiệt ở các lớp cực sâu dưới lòng đất, tập đoàn Sinopec, nhà cung cấp sản phẩm hóa dầu lớn nhất Trung Quốc, đã cải tiến về công nghệ khoan. Đặc biệt là phát minh ra mũi khoan kim cương, với các răng làm từ kim cương nhân tạo được đặt trên mũi khoan. Thời gian khoan cũng được rút ngắn từ 280 ngày ở thời điểm 3 năm trước hiện giảm xuống chỉ còn 97 ngày, trong khi độ chính xác tăng lên tới hơn 90%.

Điều này giúp Trung Quốc trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới có khả năng khoan giếng sâu tới gần 10.000 m.

Trung Quốc bàn giao siêu tàu container lớn nhất thế giới: Boong tàu rộng bằng 4 sân bóng, chở được lượng hàng cao bằng toà nhà 22 tầng

Trung Quốc xây dựng hệ thống máy bay không người lái nhằm cải thiện lỗ hổng giám sát

Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng với tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới “đi xuyên” băng tuyết -40 độ C, dài 921km với vận tốc 300km/h

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mo-khi-ngung-tu-sieu-sau-lon-nhat-trung-quoc-chinh-thuc-di-vao-hoat-dong-206081.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Mỏ khí ngưng tụ siêu sâu lớn nhất Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động
POWERED BY ONECMS & INTECH