Một công ty chứng khoán dự tăng vốn 14.700 tỷ chỉ trong 1 năm

29-10-2022 08:57|Minh Anh

Nếu kế hoạch tăng vốn tới đây diễn ra suôn sẻ, công ty chứng khoán này sẽ được ghi nhận tăng vốn thần tốc từ mức 270 tỷ đồng lên 15.000 tỷ chỉ trong vỏn vẹn 1 năm.

CTCP Chứng khoán VPBank - VPBank Securities (VPBankS) vừa công bố biên bản và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 24/10/2022 với thông tin đáng chú ý liên quan đến việc tăng vốn.

Cụ thể, VPBankS dự kiến chào bán 608 triệu cổ phần. Cổ đông hiện hữu có trong danh sách tại ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền ưu tiên mua cổ phần sẽ được đăng ký mua theo phương thức phân phối quyền ưu tiên mua với tỷ lệ chào bán là 1:0,6816.

Thời gian thực hiện dự kiến từ quý 4/2022 - 1/2023 sau khi UBCKNN chấp thuận. Giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/cp, tương ứng số tiền huy động dự kiến đạt 6.080 tỷ đồng

Về phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, VPS cho biết sẽ bổ sung vốn cho hoạt động cho vay ký quỹ chứng khoán (30%), hoạt động tự doanh (60%) và hoạt động khác (10%).

Nếu kế hoạch được triển khai thành công, vốn điều lệ của VPBank Securities sẽ tăng từ 8.920 tỷ đồng lên mức 15.000 tỷ đồng qua đó sẽ vượt qua SSI (14.911 tỷ đồng) hay VND (12.178 tỷ đồng) để trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường Việt Nam.

Theo tìm hiểu, VPBank Securities có tiền thân là CTCP Chứng khoán ASC (ASCS) - vốn là một công ty quy mô nhỏ và tình hình kinh doanh khá èo uột.

Chứng khoán ASC được thành lập từ 8/4/2009; đến năm 2017 thì điều chỉnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán và chỉ thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán. Mặc dù thành lập sớm song hoạt động kinh doanh của ASCS không có nhiều điểm nổi bật.

Năm 2020, công ty chứng khoán này chỉ đem về 1,2 tỷ đồng doanh thu thuần - giảm hơn 81% so với năm 2019. Doanh thu không đủ bù đắp chi phí khiến công ty lỗ ròng hơn 3,58 tỷ đồng so với khoản lãi 87 triệu đồng ở năm 2019.

Trong quý 3/2021, ASCS ghi nhận doanh thu hoạt động hơn 300 tỷ đồng - tăng 117% so với cùng kỳ nhưng không đủ bù đắp các chi phí hoạt động. Mặc dù báo lỗ ròng 322 tỷ đồng song đây vẫn là kết quả tích cực hơn khi cùng kỳ năm trước ASCS báo lỗ lên tới gần 1 tỷ đồng.

Tính đến 30/9/2021 - thời điểm trước khi thông tin bị thâu tóm xuất hiện, công ty chứng khoán này vẫn lỗ lũy kế hơn 20 tỷ đồng.

Ngày 14/2/2022, CTCP Chứng khoán ASC (ASCS) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (AGM 2022) với sự tham gia của 3 cổ đông, đại diện cho 26,88 triệu cổ phần, tương đương 100% vốn điều lệ công ty.

Đại hội được tổ chức sau khi Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank  (Mã VPB - HOSE) hoàn tất việc nhận chuyển nhượng 26,1 triệu cổ phần và sở hữu 97,42% vốn điều lệ của ASCS.

Tại đại hội, cổ đông ASCS đã thống nhất thông qua việc đổi tên công ty thành CTCP Chứng khoán VPBank (VPBank Securities).

Đáng chú ý, đại hội cũng thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 cho ASCS. Theo đó, công ty chứng khoán này sẽ chào bán 865,12 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phần.

Nếu đợt phát hành diễn ra thuận lợi, vốn điều lệ của ASCS sẽ tăng gấp 33 lần từ 268,8 tỷ đồng lên 8.920 tỷ đồng và trở thành công ty chứng khoán có quy mô vốn đứng thứ hai trên thị trường sau Chứng khoán SSI (vốn điều lệ 9.848 tỷ đồng tại thời điểm họp).

Cùng với kế hoạch tăng vốn “khủng”, cổ đông ASCS cũng thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 đầy tham vọng với mục tiêu doanh thu 1.509 tỷ đồng và lãi sau thuế 632 tỷ đồng, lần lượt cao gấp 131 lần và 104 lần so với thực hiện của năm 2021 trong đó doanh thu từ mảng chứng khoán niêm yết dự kiến đạt 737 tỷ đồng, doanh thu từ trái phiếu và doanh thu từ hoạt động tài chính lần lượt là 307 tỷ đồng và 462 tỷ đồng.

Còn nhớ tại thời điểm cuối năm 2021, thông tin Chứng khoán ASC được VPBank mua lại đã xuất hiện trên thị trường. Công ty chứng khoán này thời gian qua cũng đã thực hiện hàng loạt động thái tái cấu trúc như chuyển trụ sở từ TP. HCM ra tòa tháp VPBank Tower (Hà Nội), tăng vốn gấp 5 lần, bổ nhiệm bộ máy lãnh đạo mới sau những biến động lớn trong cơ cấu cổ đông.

Về phần mình, trước đây, VPBank cũng có công ty chứng khoán là CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (nay là Chứng khoán VPS). Tuy nhiên, gần 6 năm trước, VPBank đã thoái vốn khỏi công ty này. Hiện VPS đã là công ty chứng khoán có thị phần môi giới cao nhất Việt Nam. 

Việc bỏ lỡ một món lợi khổng lồ như VPS đã thúc đẩy VPBank lên kế hoạch gây dựng một công ty chứng khoán ASCS từ "mini" lên "siêu to khổng lồ".

Bán VPS - VPS thành ông lớn, VPBank bất ngờ đăng ký mua 842 triệu cổ phiếu 1 CTCK khác

VPBank (VPB) hoàn tất thâu tóm một công ty chứng khoán

KQKD ngành chứng khoán quý I/2024: Lợi nhuận mảng môi giới tăng mạnh

Ông lớn BĐS KCN phía Nam nhận 'liệu doping' hơn 820 tỷ đồng từ khối ngoại

Kỷ lục 104.000 tỷ đồng tiền gửi khách 'nằm chờ' tại CTCK, một công ty 'ẵm' hơn 1 tỷ USD

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chot-chao-ban-608-trieu-co-phan-vps-se-vuot-ssi-thanh-cong-ty-chung-khoan-co-von-dieu-le-lon-nhat-155562.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Một công ty chứng khoán dự tăng vốn 14.700 tỷ chỉ trong 1 năm
POWERED BY ONECMS & INTECH