Một năm sau 'cách mạng thu phí không dừng', ngành ETC đã thay đổi như thế nào?

06-12-2023 10:35|Yên Hoàng

Việc áp dụng thu phí tự động hoàn toàn trên tất cả cao tốc từ 1/8/2022 có ý nghĩa xã hội to lớn.

Những ngày này, các tài xế lưu thông trên các tuyến quốc lộ bắt đầu làm quen với việc một số trạm thu phí thử nghiệm bỏ barie, hoặc bàn tán về việc sắp tới có thể đi “nợ” phí… Không nhiều người nhớ rằng chỉ hơn một năm về trước, còn rất nhiều tuyến cao tốc hiện đại vẫn thu phí kiểu “xé vé” như cách đây cả thập kỷ.

7 năm gian nan và hành trình tăng tốc “50 ngày đêm lịch sử ngành ETC”

Sau một số tranh luận về công nghệ, dự án dán thẻ định danh với ô tô để sử dụng thu phí bằng hình thức điện tử không dừng (ETC) được thí điểm tại Việt Nam từ 2015. Tuy nhiên quá trình triển khai sau đó gặp vô vàn khó khăn, nhiều lần trì hoãn.

Hành lang pháp lý chỉ dần hình thành với Nghị quyết 437 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Quyết định 19/2020/QĐ-TTg của Chính phủ (ngày 17/6/2020), trong đó yêu cầu mỗi trạm thu phí chỉ duy trì 01 làn thu phí hỗn hợp. Đồng thời yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chọn ra một số tuyến cao tốc để triển khai thí điểm chỉ áp dụng hình thức thu phí không dừng.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được chọn triển khai đầu tiên tháng 6/2022 và cho kết quả đột phá. Công nghệ thu phí không dừng ETC sử dụng dạng tần số sóng vô tuyến RFID cho kết quả thu phí chính xác đến 99,99%, chứng minh tính tiện lợi khi lưu thông xe qua trạm.

Rút ngắn thời gian chờ đợi lấy thẻ, rút ngắn thời gian lưu thông trên đường, chứng minh hiệu quả vượt trội khi không phải dùng tiền mặt… chính những điều này cũng giúp người dân dễ dàng tiếp nhận. Sau thời gian thử nghiệm, 97% xe qua trạm sử dụng ETC - chứng minh lợi ích vượt trội của ETC tới người dân, phương tiện lưu thông.

Bên cạnh đó việc quản lý xe qua trạm cũng giúp các cơ quan chức năng quản lý được xe qua trạm, từ đó thực hiện các chính sách quản lý phương tiện tại địa phương một cách phù hợp.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được chọn triển khai đầu tiên tháng 6/2022 và cho kết quả đột phá, tỷ lệ ETC đạt 97%, chứng minh lợi ích vượt trội của ETC tới người dân, phương tiện lưu thông.

Ngày 7/6/2022 Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) ký hợp đồng gói thầu thuê dịch vụ thu phí các dự án đường cao tốc do VEC quản lý với nhà thầu Tasco mà VETC là đơn vị thực hiện thu phí.

Tuy vậy phải đến Chỉ thị 11/2022/CT-TTg do cố Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký (ngày 19/7/2022) có hiệu lực từ 1/8/2022 thì những rào cản cuối cùng của việc áp dụng thu phí giao thông bằng hình thức điện tử mới được gỡ bỏ hoàn toàn.

>>Phó Thủ Tướng Lê Văn Thành người truyền lửa cho nhiều dự án

Thống kê từ Bộ Giao thông vận tải cho thấy cuối tháng 6/2022, cả nước có 157 trạm thu phí trên hệ thống cao tốc với 915 làn. Trong số đó chủ trương có 16 trạm với 98 làn thu phí được phép lùi thời hạn lắp đặt ETC vì một số lý do. Còn lại 141 trạm với 817 làn thu phí nằm trong kế hoạch.

Trong đó VEC quản lý 28 trạm với 132/155 làn cần lắp đặt hệ thống thu phí tự động, khiến áp lực về đích kịp thời hạn càng khó khăn hơn.

Một năm sau 'cách mạng thu phí không dừng', ngành ETC đã thay đổi như thế nào?
Thống kê trạm ETC

Áp lực về thời gian chỉ còn 50 ngày khiến đơn vị khai thác là VEC và đơn vị cung cấp dịch vụ là Tasco/VETC phải gấp rút thực hiện nhằm triển khai đồng bộ hóa, đưa vào vận hành hệ thống ETC trên 4 tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP. Hồ Chí Minh - Long thành - Dầu Giây, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Nội Bài – Lào Cai đúng thời hạn.

Để triển khai đồng bộ trên 4 tuyến, hơn 5.000 nhân sự và 90 nhà thầu phụ được huy động, xử lý hơn 1.700 đầu việc; gần 200 người trực chiến. Nhiệm vụ đặt ra là hoàn thành lắp đặt 132 làn ETC thuộc 28 trạm thu phí trải dài trên 490km khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam.

Quá trình thực hiện dự án diễn ra trong bối cảnh thiết bị ngành công nghệ thông tin chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng thiếu chip, logistic đứt gãy do ảnh hướng lớn từ dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành tại nhiều nơi trên Thế giới, do ảnh hưởng chiến sự ở nước ngoài... Tuy vậy Tasco và VETC đã chứng minh doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ ETC, từ thiết kế, lắp đặt đến khai thác và vận hành.

Ngoài ra việc tuyên truyền, phổ biến, tổ chức đồng bộ dán thẻ định danh cho các phương tiện trên cả nước; liên kết các ngân hàng, ví điện tử, các phương pháp chuyển tiền vào tài khoản giao thông cùng lúc thực hiện cho thấy sự phối hợp chặt chẽ, nhanh và chính xác giữ các hệ thống để có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.

Thành quả sau 50 ngày đêm, công tác lắp đặt 132 làn thu phí ETC tại 28 trạm cho 4 tuyến cao tốc đã hoàn thành trước tiến độ 1 ngày (31/7/2022) - đây là một “kỷ lục ngành ETC” tại Việt Nam.

Thống kê của VEC cho thấy, trong thời gian 7 năm từ 2015 đến ngày 19/7/2022, cả nước đã thực hiện lắp đặt tổng số 588 làn ETC. Nhưng chỉ trong 50 ngày thần tốc, Tasco/VETC đã lắp đặt vận hành xong 132 làn ETC.

Một năm sau 'cách mạng thu phí không dừng', ngành ETC đã thay đổi như thế nào?
Thành quả sau 50 ngày thần tốc

Những bước tiến lớn của ngành ETC sau 1 năm áp dụng trên toàn quốc

Việc áp dụng thu phí tự động hoàn toàn trên tất cả cao tốc từ 1/8/2022 có ý nghĩa xã hội to lớn, đồng bộ hạ tầng giao thông quốc gia, mang lại giá trị thiết thực, tiện ích đến người dân, tăng cường công tác quản lý nhà nước với lĩnh vực giao thông.

Thống kê từ Bộ Giao thông vận tải cho biết, đến hết tháng 9/2023 có khoảng 4,96 triệu xe đã dán thẻ ETC, đạt khoảng 96% tổng số xe ô tô trên cả nước.

Sau 1 năm thực hiện, báo cáo mới đây của Bộ Giao thông vận tải cho thấy cả nước đã hoàn thành công tác lắp đặt 155 trạm thu phí ETC với 893 làn thu phí. Trong số đó có 29 trạm do VEC quản lý, 66 trạm do Bộ GTVT quản lý, còn lại do các địa phương quản lý.

Một năm sau 'cách mạng thu phí không dừng', ngành ETC đã thay đổi như thế nào?
Các trạm ETC

Lợi ích đầu tiên dễ nhận thấy nhất, là tất cả các tuyến cao tốc đều giảm ùn tắc; thời gian lưu thông qua trạm nhanh, thuận tiện hơn. Thời gian qua trạm trên làn ETC đối với xe đủ tiêu chuẩn.

Nhiều điểm nóng về giao thông như tuyến cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội - Hải Phòng… cũng đã được tháo gỡ, giúp các phương tiện di chuyển thông thoáng hơn trong những dịp cao điểm. được ghi nhận rút ngắn 6-7 lần so với hình thức thu phí 1 dừng.

Bên cạnh đó, số liệu từ Bộ Giao thông ghi nhận việc thu phí không dừng đã giúp tiết kiệm được 70 tỷ đồng/năm chi phí in ấn vé giấy, 233 tỷ đồng/năm chi chi phí nhiên liệu. Không những thế, còn giúp tiết kiệm tiền lương nhân viên thu phí, lương lái xe và thời gian chờ đợi cho người tham gia giao thông - ước tính số tiền này lên đến khoảng 2.800 tỷ đồng. Tính chung khi áp dụng hệ thống thu phí không dừng đã tiết kiệm được khoảng 3.400 tỷ đồng/năm đối với tất cả lợi ích kinh tế, xã hội.

Tiềm năng phát triển ngành ETC trong thời gian tới

Thu phí không dừng thực tế là việc áp dụng công nghệ hiện đại để nhận diện phương tiện đã dán thẻ định danh khi đi qua làn ETC. Khi một xe qua làn, hệ thống tự động trừ tiền trong tài khoản giao thông nên chủ phương tiện có thể lưu thông qua trạm thu phí.

Chủ phương tiện sẽ nạp tiền vào tài khoản thu phí bằng nhiều hình thức khác nhau, như chuyển bằng tài khoản ngân hàng, bằng thẻ tín dụng, đến trực tiếp tại điểm dịch vụ của VETC…Tại Việt Nam Công ty TNHH Thu phí tự động VTEC đang chiếm thị phần lớn nhất trong lĩnh vực thu phí.

Đến nay, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng, VETC chính thức ra mắt phiên bản ví điện tử VETC từ cuối 26/10/2023 và nhanh chóng được người dùng đón nhận. Số lượng thống kê đến cuối tháng 11/2023 - sau hơn 1 tháng triển khai - đã có khoảng 250.000 lượt khách hàng sử dụng ví. Một trong những nguyên nhân khiến lượng người dùng tăng nhanh là ví VETC kết nối đến 5 ngân hàng lớn BIDV, Vietinbank, Nam A Bank, MBBank, TPBank và thẻ ATM có đăng ký dịch vụ thanh toán trực tuyến của hơn 30 ngân hàng thuộc hệ thống Napas.

Tiềm năng phát triển của ngành ETC nói chung tại Việt nam đang rất lớn, khi theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải thu phí ETC sẽ được triển khai theo 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Có barie tại trạm thu phí, tài khoản giao thông của chủ xe phải có số dư đủ trả phí qua trạm thì barie mới mở để xe qua trạm.

Giai đoạn 2: Vẫn còn barie nhưng khách hàng có thể trả tiền phí sau khi đi qua trạm. Giai đoạn 3: Bỏ barie, đây là giai đoạn chuyển tiếp sang giai đoạn 4. Nếu cho chủ xe trả phí sau mà không vướng mắc gì thì trong 6 tháng đến 1 năm sẽ chuyển sang giai đoạn 4.

Giai đoạn 4: Bỏ barie và bỏ trạm thu phí, chỉ có các thiết bị ETC treo trên giá để xe qua tự do như ở Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore.

Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã đạt được 96% số lượng phương tiện dán thẻ và nạp tiền sử dụng dịch vụ. Đây là điều kiện tiên quyết để chuyển sang giai đoạn 2 và giai đoạn 3 - cho phép chủ xe trả sau và bỏ barie.

>>Đề xuất áp dụng thu phí không dừng tại tất cả sân bay

Tại Việt Nam, tiềm năng của ngành ETC vẫn còn rất lớn. Theo kế hoạch, với một số dự án cao tốc Bắc - Nam đã hoàn thành và đang được đầu tư xây dựng, đến năm 2025 Việt Nam sẽ có 3.000 km đường cao tốc và đến năm 2030 sẽ có khoảng 5.000 km, nhu cầu ứng dụng công nghệ để quản lý, vận hành.

Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ô tô với con số được dự báo lên đến gần 1 triệu chiếc vào năm 2028 cũng cho thấy nhu cầu tất yếu về hạ tầng và số lượng tài khoản giao thông cũng sẽ không ngừng tăng lên. Nhu cầu di chuyển và thanh toán phí đường bộ theo đó càng gia tăng, từ đó bổ sung vào ngân sách nhà nước để tiếp tục mở rộng các tuyến đường mới.

>>ACV thông qua kế hoạch thu phí tự động tại 5 cảng hàng không lớn

Một “nguồn” thu mới của ngành ETC lại đang sắp rộng mở khi mới đây Cục đường bộ Việt Nam đang đề xuất việc thí điểm thu phí ETC tại 2 sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Nếu mô hình thành công, sẽ nhân rộng ra các sân bay khác để kết nối đồng bộ hạ tầng.

Nhìn từ thành công của việc áp dụng thu phí không dừng trên toàn tuyến cao tốc, thì việc thành công tại các sân bay là điều có thể dự đoán được. Điều này cũng sẽ giúp các trạm thu phí tại sân bay tránh tình trạng ùn tắc cục bộ.

Ngoài việc thí điểm dùng ETC tại các sân bay cũng sẽ mở ra cơ hội thử nghiệm, áp dụng rộng hơn đến các bãi đỗ xe, phí cảng biển… nhằm tiến tới đồng bộ hạ tầng hướng tới mục tiêu đô thị thông minh.

Đây là tiềm năng và cũng là thách thức để ETC luôn nỗ lực không ngừng phát triển, nâng cao công nghệ và nhân lực để phù hợp với định hướng phát triển của ngành giao thông, khẳng định vị thế số 1 về thu phí không dừng tại Việt Nam.

> > Hàng trăm nghìn lượt sử dụng ví điện tử VETC qua trạm thu phí không dừng

ACV thông qua kế hoạch thu phí tự động tại 5 cảng hàng không lớn

Hàng trăm nghìn lượt sử dụng ví điện tử VETC qua trạm thu phí không dừng

Cao tốc do Tập đoàn Sơn Hải thi công tiên phong bỏ barie, thu phí không dừng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-nam-sau-cach-mang-thu-phi-khong-dung-nganh-etc-da-thay-doi-nhu-the-nao-214265.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Một năm sau 'cách mạng thu phí không dừng', ngành ETC đã thay đổi như thế nào?
POWERED BY ONECMS & INTECH