Mua nhà đất 7 tỷ, 7 năm sau bất ngờ vướng kiện tụng với chủ cũ không hồi kết chỉ vì một bộ phận của căn nhà
Vụ kiện này chưa có kết luận cuối cùng, nhưng đã làm nổ ra một cuộc thảo luận sôi nổi về các vấn đề pháp lý liên quan đến bất động sản.
Theo Sohu, cách đây nhiều năm, ông Dương – Một người đàn ông ở Giang Tô đã chi 1,98 triệu NDT (hơn 6,8 tỷ đồng) để mua một ngôi nhà mới. Ông cảm thấy rất hài lòng với ngôi nhà mới và sống yên ổn trong 7 năm trời.
Tuy nhiên, đến một ngày, ông sửa chữa ống nước thì nghe thấy những âm thanh lạ dưới sàn. Tìm hiểu, ông Dương mới phát hiện sự thật khó tin là chủ cũ vẫn đang sống dưới tầng hầm của ngôi nhà. Người này ra vào nhà trong 7 năm bằng một lối đi bí mật mà ông không hề hay biết.
Điều đáng nói, ông Lý – chủ sở hữu cũ của ngôi nhà đang ngồi thoải mái trên ghế sofa và xem TV ngay tại đó. Câu trả lời của ông Lý khiến ông Dương hoàn toàn choáng váng: "Tôi bán nhà, không phải tầng hầm. Tầng hầm không có trong hợp đồng, ông không có quyền đuổi tôi đi".
Ông Dương xem lại và đúng là khi ký kết hợp đồng mua nhà, hợp đồng chỉ đề cập đến diện tích và kết cấu của ngôi nhà mà không có bất kỳ điều khoản nào nhắc đến tầng hầm. Do đó, ông cũng không nhận thấy sự tồn tại của tầng hầm trong thỏa thuận.
Kết quả là, tầng hầm không được xác định là tài sản thuộc quyền sở hữu của ông Dương trong hợp đồng. Tuy nhiên, ông Dương cho rằng tầng hầm gắn liền với đất và đương nhiên thuộc quyền sở hữu của mình. Nhưng ông Lý lại cho rằng nó không nằm trong giao dịch mua bán.
Cuộc tranh luận không có hồi kết và ông Dương quyết định đưa ra toà để giải quyết. Trong phiên tòa, luật sư của ông Dương lập luận rằng tầng hầm, với cấu trúc và mục đích sử dụng của nó, rõ ràng là một phần không thể tách rời của ngôi nhà. Do đó, quyền sở hữu tầng hầm phải được chuyển nhượng cùng với ngôi nhà.
Luật sư của ông Lý lại khẳng định rằng tầng hầm có lối vào và lối ra riêng biệt, vì vậy nó không thuộc phạm vi giao dịch mua bán, và ông Lý không có nghĩa vụ phải di dời.
Toà án đã xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng mua bán, thiết kế và cấu trúc của ngôi nhà. Dù không có quy định cụ thể về quyền sở hữu tầng hầm trong Luật pháp của Trung Quốc nhưng theo Luật Quyền sở hữu, tầng hầm gắn với ngôi nhà vì vậy nó được xem là một phần của ngôi nhà. Cái khó ở đây là tầng hầm có lối ra vào riêng biệt làm vấn đề trở nên phức tạp hơn.
Vụ kiện này chưa có kết luận cuối cùng, nhưng đã khơi dậy một cuộc thảo luận sôi nổi về quyền sở hữu và các vấn đề pháp lý liên quan đến bất động sản.
Trường hợp của ông Dương và ông Lý cũng là một lời cảnh tỉnh đến những ai có nhu cầu mua nhà cần phải cẩn trọng và xem xét kỹ lưỡng tất cả các điều khoản trong hợp đồng, tránh những tình huống tranh chấp khó xử như trên.
>> Đầu tư đường dây đi qua 5 huyện miền núi đưa điện từ nước láng giềng về Việt Nam
Giá chung cư ngày càng tăng: Liệu sau 50 năm người trẻ có thể đủ tiền mua nhà?
Cập nhật lãi suất cho vay mua nhà của các ngân hàng trong tháng 1/2025