Năm 2021, nhiều doanh nghiệp “phát tướng” nhờ đầu tư cổ phiếu ngân hàng

14-02-2022 16:14|Hưng Trần

SCIC chỉ bỏ ra chưa tới 1.760 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phiếu trị giá 12.000 tỷ đồng. FPT, Vinare bỏ 1 đồng vào TPBank nay đã có 10 đồng…

Theo thống kê, so với đầu năm 2021, chỉ có một cổ phiếu ngân hàng giảm giá là BID (giảm 2%), trong khi 26 mã còn lại đều tăng giá, nhiều mã tăng theo cấp số nhân.

NVB là cổ phiếu tăng mạnh nhất năm qua, đóng cửa phiên giao dịch cuối năm, NVB đứng ở mức 32.000 đồng/cp, tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2020. 

Một cổ phiếu ngân hàng cũng tăng giá trên 3 lần là SSB của SeABank (tăng 211%). Chào sàn HOSE ngày 24/3 với giá tham chiếu 16.800 đồng/cp và liên tục duy trì đà tăng ngay cả trong nửa cuối năm 2021 khi hầu hết cổ phiếu ngân hàng khác giảm mạnh.

Nhiều cổ phiếu khác cũng tăng trên 2 lần như VBB (118%), TPB (110%), LPB (105%), VIB (104%), MSB (99%), VPB (99%),...

Và hàng loạt cổ phiếu tăng từ 50-70% như ACB, TCB, BCB, HDB, MBB, EIB và 70-80% như SHB, PGB, ABB, OCB.

Không chỉ có nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức mà nhiều doanh nghiệp cũng ưa thích đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng. Khá nhiều doanh nghiệp đã có 10-20 năm kiên trì "ôm" cổ phiếu ngân hàng ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất và đã "hái quả ngọt" khi nhóm cổ phiếu này đã tăng phi mã trong 2 năm gần đây.

Hiện có rất nhiều doanh nghiệp nắm giữ lượng cổ phiếu ngân hàng lên tới cả chục nghìn tỷ đồng như Masan, Viettel, SCIC, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Vietnam Helicopter). Với thời gian đầu tư lâu năm, các doanh nghiệp này đang tạm lãi hàng nghìn tỷ đồng. Cụ thể:

Masan Group hiện đang trực tiếp nắm giữ hơn 524 triệu cổ phiếu của ngân hàng TCB. Giá vốn mà công ty bỏ ra chỉ là 4.379 tỷ đồng. Trong khi đó, giá đóng cửa phiên 11/2/2021 của TCB là 53.700 đồng/cp, vậy với hơn 524 triệu cổ phiếu TCB, giá trị khoản đầu tư của Masan tương ứng với 28.156 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa Masan đã lãi 23.777 tỷ đồng từ đầu tư vào TCB - tức trên 1 tỷ USD.

Ngoài ra, Mapleleaf - công ty con của Masan cũng đang sở hữu lượng cổ phiếu TCB trị giá 9.374 tỷ đồng.

Tương tự như trường hợp của Masan đầu tư vào TCB, rất nhiều đơn vị cũng lãi rất lớn khi đầu tư chiến lược hoặc sáng lập ngân hàng như trường hợp của T&T Group với SHB, Sovico với HDBank, Geleximco với ABBank, FPT, Vinare với TPBank,...

Ngân hàng Quân đội (MBB) giúp cho 1 loạt doanh nghiệp thu lợi lớn gồm SCIC và các doanh nghiệp bộ Quốc phòng như Viettel, Viettelimex, Tân Cảng, Tổng Công ty trực thăng...

Tháng 9/2015, SCIC rót gần 1.800 tỷ đồng mua 10% cổ phần MB, hiện nay lượng cổ phiếu này đã tăng lên hơn 12.000 tỷ đồng.

OceanBank sắp đổi tên thành Ngân hàng Việt Nam hiện đại (MBV)

Đột biến giao dịch thỏa thuận tại Eximbank, hơn 4 triệu cổ phiếu ACB được mua trần

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nam-2021-nhieu-doanh-nghiep-phat-tuong-nho-dau-tu-co-phieu-ngan-hang-122378.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Năm 2021, nhiều doanh nghiệp “phát tướng” nhờ đầu tư cổ phiếu ngân hàng
    POWERED BY ONECMS & INTECH