Năm 2023: Thu hút FDI cần hướng vào tăng trưởng xanh và chuyển đổi số

13-03-2023 15:34|Long Hoàng

FDI toàn cầu tiếp tục suy giảm, cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt, đòi hỏi Việt Nam phải chủ động nâng cấp chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI.

Cạnh tranh thu hút FDI toàn cầu ngày càng gay gắt

Tại lễ công bố Báo cáo thường niên 2022 về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được tổ chức mới đây, GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, theo dự báo của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2023 tiếp tục suy giảm, nguyên nhân là bởi, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo chậm lại.

Cụ thể, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á chậm lại ở mức 1,6%, một số nền kinh tế lớn tại châu Á như Hàn Quốc cũng được điều chỉnh xuống mức 2%; Ấn Độ 6,1% trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng, buộc nhiều ngân hàng trung ương phải “siết chặt” chính sách tiền tệ, xuất khẩu giảm do tình hình kinh tế tại các đối tác thương mại chính của khu vực này.

Năm 2023: Thu hút FDI cần hướng vào tăng trưởng xanh và chuyển đổi số

Cùng với đó, theo dự báo của IMF, tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN trong năm 2023 cũng chịu tác động của giá lương thực và năng lượng cao hơn – nguyên nhân làm giảm sức mua của các hộ gia đình. Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore và Thái Lan dự báo ghi nhận tăng trưởng giảm xuống 4,9% vào năm 2023.

Trong bối cảnh tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu được dự báo đối mặt với nhiều thách thức, GS, TSKH Nguyễn Mại cho rằng, chính sách của Chính phủ các nước phát triển có xu hướng hạn chế FDI ra ngoài để tập trung nguồn lực ứng phó với tình trạng suy thái kinh tế, gia tăng số lượng người thất nghiệp tại quốc gia họ và đảm bảo an ninh quốc gia đối với công nghệ nguồn.

Để “giữ chân” các nhà đầu tư, Mỹ đã giảm thuế thu nhập từ 25% xuống còn 21%, cải cách thủ tục cấp phép đầu tư, đưa ra các tiêu chuẩn linh hoạt hơn nhằm nâng cao tính cạnh tranh của một số ngành công nghiệp Mỹ như năng lượng, ô tô, nhôm, thép, đồng thời áp thuế cao đối với hàng hoá nhập khẩu.

Như vậy, cạnh tranh trong thu hút FDI hiện nay không chỉ giới hạn ở các quốc gia tiếp nhận dòng vốn FDI với nhau mà còn phải cạnh tranh cả với những quốc gia “xuất khẩu” đầu tư nước ngoài. Bởi trong bối cảnh này, cả các nước “xuất khẩu” đầu tư họ cũng muốn thu hút FDI quay trở lại đất nước của họ. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các quốc gia tiếp nhận đầu tư, trong đó có Việt Nam.

Nâng cấp chính sách thu hút FDI phù hợp với điều kiện mới

Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI toàn cầu ngày càng gay gắt, trong khi đó, theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Báo cáo thường niên về FDI năm 2022 tại Việt Nam lại cho thấy, 68,5% doanh nghiệp FDI cho rằng Việt Nam có những yếu tố thuận lợi hơn so với các nước khác mà họ cân nhắc đầu tư. Tuy nhiên, tham nhũng và thủ tục hành chính, chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ công vẫn là những vấn đề nổi lên, cần được tiếp tục khắc phục.

Năm 2023: Thu hút FDI cần hướng vào tăng trưởng xanh và chuyển đổi số

Đặc biệt, để thực hiện hiệu quả định hướng thu hút FDI theo tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về thu hút dòng vốn FDI có chất lượng, Việt Nam cần nâng cấp chính sách và sử dụng FDI hướng mạnh vào tăng trưởng xanh, chuyển đổi số và kết nối chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, nhất là các tập đoàn đa quốc gia.

Lý giải về nguyên nhân tập trung thu hút FDI vào tăng trưởng xanh và chuyển đổi số, các chuyên gia cho rằng đây là hai xu hướng tất yếu và không thể đảo ngược trong bối cảnh hiện nay. Nhiều tập đoàn toàn cầu trên thế giới, khi đưa ra quyết định đầu tư họ cũng lựa chọn đến tiêu chí phát triển bền vững, trong đó Tập đoàn Lego (Đan Mạch) đầu tư nhà máy trung hoà carbon đầu tiên của Tập đoàn tại Việt Nam chính là một ví dụ điển hình.

Để giúp Việt Nam chiến thắng trong cuộc cạnh tranh thu hút FDI, Việt Nam cũng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật, trong đó có việc nội luật hoá tối thiểu toàn cầu, xử lý tốt quan hệ nội lực với ngoại lực, hiện đại hoá hạ tầng kinh tế - xã hội và đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia là các giải pháp chính nhằm tăng cường thu hút và nâng cao chất lượng, hiệu quả dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Chính thức khởi công xây dựng sân bay đầu tiên của Bộ Công an tại tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam

Ngành bưu chính cần mở rộng hệ sinh thái để trở thành hạ tầng của kinh tế số

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nam-2023-thu-hut-fdi-can-huong-vao-tang-truong-xanh-va-chuyen-doi-so-173272.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Năm 2023: Thu hút FDI cần hướng vào tăng trưởng xanh và chuyển đổi số
    POWERED BY ONECMS & INTECH