Việc ngân hàng MB (MBB) nắm giữ quá nhiều trái phiếu doanh nghiệp khiến nhiều cổ đông lo ngại về chất lượng dư nợ cũng như rủi ro tài sản.
Hiệp hội trái phiếu Việt Nam (VBMA) công bố báo cáo tháng 5/2023, trong đó ghi nhận trong tháng 5/2023 vừa qua có hơn 20.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn. Số trái phiếu được các doanh nghiệp mua lại gần 22.800 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2022. Thống kê cũng cho thấy tính tới 31/5/2023 có 16 doanh nghiệp chậm thanh toán lãi, gốc trái phiếu, và 19 doanh nghiệp công bố đã đạt được thỏa thuận thay đổi điều kiện, điều khoản trái phiếu trong tháng 5.
VBMA cũng cho biết ước tính trong 7 tháng cuối năm 2023 sẽ có khoảng 195.237 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó riêng tháng 6/2023 này có 30.774 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn.
Hai từ trái phiếu vẫn đang “nóng” trên mọi diễn đàn. Mới đây Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc thanh tra đột xuất 11 ngân hàng, kiểm tra các ngân hàng trong việc phát hành, tư vấn và bảo lãnh trái phiếu.
MB trở thành ngân hàng nắm giữ nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất
Thống kê đến hết quý 1/2023 khoản đầu tư trái phiếu do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành của MB hơn 42.300 tỷ đồng, cao nhất hệ thống. Số dư này giảm được khoảng 2,8% so với số liệu ghi nhận đến hết năm 2022 (43.578 tỷ đồng). Nắm giữ số trái phiếu doanh nghiệp xấp xỉ 2 tỷ USD, MB lại không tăng trích lập dự phòng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm mạnh.
Dư nợ cho vay khách hàng của MB đến hết quý 1/2023 đạt hơn 481.386 tỷ đồng, tăng 20.800 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó nợ đủ tiêu chuẩn 456.257 tỷ đồng, nợ cần chý ý 3.732 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 1,09% thời điểm đầu năm 2023 lên 1,8% tính đến hết quý 1/2023. Nợ cần chú ý tăng mạnh hơn 9.000 tỷ đồng so với đầu năm lên 16.675 tỷ đồng. Các chỉ số nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn cũng tăng mạnh.
MB nhìn từ 6.100 tỷ đồng trái phiếu của Novaland
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp “lỡ hẹn”, chậm thanh toán lãi, thậm chí cả gốc trái phiếu, thì việc các tổ chức tín dụng ôm lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp đang khiến cho nhà đầu tư đặt câu hỏi về chất lượng tài sản, chất lượng cho vay khách hàng.
Trong danh sách trái phiếu của MB không ghi rõ hiện tại ngân hàng đang “ôm” trái phiếu của những doanh nghiệp nào. Tuy vậy “đi ngược” lại, có thể thấy MB đang là một trong những trái chủ của Tập đoàn địa ốc Nova (Novaland – mã chứng khoán NVL).
Báo cáo tài chính năn 2022 của Novaland cho thấy Novaland phát hành nhiều lô trái phiếu ngắn hạn, dài hạn cho MB. Trong đó tổng nợ trái phiếu ngắn hạn 847,3 tỷ đồng và 5.330 tỷ đồng trái phiếu dài hạn. Tổng trái phiếu Novaland mà MB nắm giữ 6.177 tỷ đồng.
Bên cạnh đó MB còn là chủ nợ bằng tiền với khoản vay tổng 3.250 tỷ đồng của Novaland.
Tổng cả trái phiếu và cho vay của MB tại Novaland hơn 9.300 tỷ đồng đến hết 31/12/2022.Tại Đại hội đồng cổ đông của ngân hàng MB mới tổ chức gần đây, việc ngân hàng nắm giữ quá nhiều trái phiếu doanh nghiệp đã khiến nhiều cổ đông lo ngại về chất lượng dư nợ cũng như rủi ro.
Một điểm chung là phần lớn các lô trái phiếu do Novaland phát hành cho MB phần lớn được đảm bảo bằng các bất động sản và cổ phần doanh nghiệp. Trong đó dự án tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, dự án tại phường Tam Phước, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai… thường được nhắc tới nhất.
Tín hiệu không tích cực từ tình hình kinh doanh
Tại Đại hội đồng cổ đông của ngân hàng MB mới tổ chức gần đây, việc ngân hàng nắm giữ quá nhiều trái phiếu doanh nghiệp khiến nhiều cổ đông lo ngại về chất lượng dư nợ cũng như rủi ro tài sản. Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 của MB cũng có thể thấy, dù kết quả lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ, nhưng các mảng kinh doanh chính của ngân hàng đang đang giảm sút.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 38% so với cùng kỳ, về 690 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng giảm 20% về mức 370 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư và góp vốn, đầu tư dài hạn cũng giảm đến 87% so với cùng kỳ, còn 135 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.512 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.
Dù lợi nhuận tăng nhưng MBB đang đối mặt với vấn đề lớn nhất là nợ xấu tăng mạnh khiến các nhà đầu tư lo ngại về chất lượng tài sản cũng như tỷ lệ an toàn vốn.
MBBank (MBB): Nợ xấu phình to, "ôm" 2 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp
OceanBank sắp đổi tên thành Ngân hàng Việt Nam hiện đại (MBV)
Công an tìm nạn nhân chuyển tiền đến 16 tài khoản ngân hàng MB, Agribank, Techcombank, ACB,…