Năm vừa qua, các ngân hàng trung ương mua ròng kỷ lục 1.136 tấn vàng, trị giá khoảng 70 tỷ USD.
Trong những năm qua, chính phủ Mỹ vay được hàng chục nghìn tỷ USD để bù đắp thiếu hụt ngân sách một phần là nhờ các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng các số liệu gần đây cho thấy các nhà đầu tư quốc tế không còn quá hứng thú với chứng khoán nợ của Washington.
Cụ thể, giá trị nợ chính phủ Mỹ do nước ngoài nắm giữ giảm từ đỉnh lịch sử 7.740 tỷ USD vào tháng 12/2021 xuống còn hơn 7.300 tỷ USD vào cuối năm 2022.
Việc Mỹ ra đòn trừng phạt mạnh tay với Nga và Belarus vì tấn công quân sự Ukraine vào tháng 2/2022 đã khiến nhiều nước e ngại việc để tiền vào các tài sản do Mỹ kiểm soát.
Khi số người sẵn sàng cho vay giảm đi, bên đi vay sẽ phải mời chào mức lãi suất cao hơn mới mong vay được số tiền như trước.
Nói khác đi, chi phí lãi vay của chính phủ Mỹ trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ đi lên, và nguyên nhân không chỉ là chiến dịch thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát của Fed.
Nếu không cất tiền trong trái phiếu Kho bạc Mỹ, các nước dùng tiền tiết kiệm để làm gì? Câu trả lời là mua vàng. Khi niềm tin vào tiền giấy không còn, nhà đầu tư sẽ tìm đến những loại tài sản có giá trị nội tại như kim loại quý.
Năm 2022, các ngân hàng trung ương mua ròng kỷ lục 1.136 tấn vàng, trị giá khoảng 70 tỷ USD.
Trong hai tháng đầu năm 2023, xu thế này tiếp tục khi các ngân hàng trung ương mua ròng 125 tấn vàng, mức kỷ lục ít nhất là kể từ 2010.
Ông Putin đe dọa trả đũa các nước cung cấp vũ khí cho Ukraine
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đề nghị xem xét lại, tòa nhà Times Square từng được định giá hơn 60.000 tỷ đồng