Nhờ dư địa tài khóa tương đối dồi dào, Chính phủ đã quyết định giảm thuế môi trường và thuế nhập khẩu xăng dầu để kiềm chế lạm phát.
Theo VNDirect, nguồn thu ngân sách nhà nước tăng 18,1% so với cùng kỳ trong 7 tháng đầu năm 2022 trong khi chi tiêu ngân sách tăng chậm 3,7% so với cùng kỳ.
Chi ngân sách tăng chậm hơn so với kế hoạch do tiến độ giải ngân đầu tư công trong nửa đầu năm 2022 đang chậm hơn so với kế hoạch. Kết quả là, ngân sách nhà nước của Việt Nam ghi nhận thặng dư hơn 250.000 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2022.
Các chuyên gia tại VNDirect cho rằng, ngân sách nhà nước dồi dào tạo ra nhiều dư địa để sử dụng các công cụ tài khóa (thuế, phí) nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhờ đó giảm sức ép đối với chính sách tiền tệ và giúp duy trì sự đồng bộ của chính sách tiền tệ với định hướng hỗ trợ tăng trưởng của chính sách tài khóa hiện tại.
Nhờ dư địa tài khóa tương đối dồi dào, Chính phủ đã quyết định giảm thuế môi trường và thuế nhập khẩu xăng dầu để kiềm chế lạm phát.
Cụ thể, Chính phủ đã giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ ethanol) tổng cộng 3.000 đồng/lít và giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu từ 20% xuống 10%.
Ngoài ra, ngân sách dồi dào cho phép Chính phủ đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói kích thích kinh, đặc biệt trong nửa cuối năm 2022, bao gồm giảm thuế VAT 2%, gói bù lãi suất bổ sung trị giá 40.000 tỷ đồng và gói đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 113.050 tỷ đồng.
Những chính sách này sẽ thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2022 và 2023.
NHNN cân bằng mục tiêu "ổn định kinh tế vĩ mô" và "hỗ trợ tăng trưởng kinh tế"
Những nhóm ngành nào nhà đầu tư cần chú ý trong tháng cuối năm 2024?
Chứng khoán DSC: Thị phần môi giới của VNDirect (VND) khó hồi phục mạnh trong ngắn hạn