Trước đây, chính sách của Nhà nước rõ ràng là tập trung ưu tiên cho sản xuất. Từ đó mọi nguồn lực, công cụ trong tay nhà nước đều đi theo hướng này.
Cụ thể là với ngành điện, giá điện sản xuất trong khung giờ bình thường (1.536đ/kwh) rẻ hơn giá điện sinh hoạt ở mức sử dụng thấp nhất (1.678đ/kwh).
Mức giá sử dụng điện sinh hoạt này sẽ tăng lũy kế nếu dân dùng nhiều điện hơn (Nhà nước không khuyến khích).
Trong tình hình hiện nay, khi nhà nước yêu cầu người dân ở trong nhà để chống dịch. Thì theo đó, ngành điện phải điều chỉnh giá điện để phản ánh chính sách ưu tiên của Nhà nước thì mới đúng.
Chứ nếu Nhà nước buộc người dân phải ở trong nhà, buộc họ phải sử dụng điện nhiều, mà ngành điện duy trì mức giá lũy kế kia, thì có khác nào ngành điện lợi dụng chống dịch để trục lợi?
Đó là nói về mặt quan hệ giữa nhà nước với người dân.
Còn nói về quan hệ giữa người bán điện với khách hàng sử dụng điện, thì lúc khách hàng đang gặp khó khăn (thất nghiệp, không làm ra tiền để mua hàng), thì người bán phải có biện pháp chia sẻ, hỗ trợ, như hạ giá, bán chịu, dãn nợ... cho khách hàng thì mới đúng!