Người anh hùng dân tộc H’mông nhỏ tuổi nhưng kiên trung bất khuất trước họng súng kẻ thù, hy sinh khi chưa tròn 15 tuổi

09-05-2024 22:00|Hoàng Giang

Tên của người anh hùng này cũng được đặt tên cho Quỹ học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.

Sơ lược về anh hùng Vừ A Dính

Anh hùng Vừ A Dính sinh năm 1936, là người dân tộc H’mông tại xã Pú Nhu, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu. Anh được sinh ra trong một gia đình yêu nước, có truyền thống cách mạng. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, gia đình anh đã là một trong những cơ sở cách mạng. Chính vì thế, từ khi còn nhỏ, Vừ A Dính đã nhận thức và nuôi dưỡng tinh thần cách mạng.

Chân dung anh hùng nhỏ tuổi Vừ A Dính (Ảnh: Báo Đắk Nông)

Chân dung anh hùng nhỏ tuổi Vừ A Dính (Ảnh: Báo Đắk Nông)

Bố anh là ông Vừ Chống Lầu, là một cán bộ của Việt Minh, bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà tù Sơn La và bị thủ tiêu vào năm 1949. Ông đã được Đảng và Nhà nước truy tặng là Liệt sĩ vào ngày 5/9/1964.

Mẹ của Vừ A Dính là bà Sùng Thị Plây, cũng là một cơ sở kháng chiến của địa phương. Trong một cuộc đàn áp của địch tới Pú Nhung, bà bị bắt cùng với bố chồng và 7 người con, bị giam giữ tại đồn bản Chăn. Với nghi ngờ về việc bà có liên kết với Việt Minh, quân địch đã tiến hành kiểm tra nơi giam giữ và phát hiện nhiều viên đạn mà bà và các con thu thập được khi làm phu dịch. Quân Pháp đã kéo tất cả 22 người trong trại ra bắn. Ông nội, mẹ, chị gái và các em của Vừ A Dính - tổng cộng 9 người trong gia đình - đã bị giết hại. Bà Sùng Thị Plây được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Liệt sĩ vào ngày 14/10/1964 và được Chủ tịch Nước trao tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" trong đợt trao tặng đầu tiên vào năm 1994 vì có chồng, con và bản thân là Liệt sĩ.

>> Người anh hùng dân tộc Nùng là đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, được đặt tên cho con phố ở cửa ngõ Thủ đô

Vừ A Dính - Người anh hùng nhỏ tuổi nhưng đầy bản lĩnh

Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng. Khi mới 13 tuổi, anh đã tự nguyện tham gia vào công tác liên lạc và vận chuyển lương thực cho các cán bộ cách mạng và nhân dân địa phương. Mặc dù tuổi còn trẻ nhưng với tinh thần gan dạ, sự kiên cường và thông minh, dù phải đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm nhưng anh vẫn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc.

Vào tháng 6/949, quân Pháp đã huy động một lực lượng quân đội lớn từ các đồn trong khu vực để bao vây và tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo. Gần một ngàn binh lính đã hướng về khu căn cứ Pú Nhung từ nhiều hướng khác nhau. Một đội quân của đồn Bản Chăn, do một đội quân Tây chỉ huy, đã tấn công bất ngờ tại một vùng đất hoang vắng gần Pú Nhung.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng (Ảnh: NXB Kim Đồng)

Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng (Ảnh: NXB Kim Đồng)

Hôm đó, thời tiết mù sương, chỉ cách nhau vài bước chân mà hầu như không thể nhìn thấy nhau, Vừ A Dính vừa trở về sau một cuộc gặp mặt bí mật với mẹ. Sau lưng anh, anh mang theo một bọc hơn một trăm viên đạn mà mẹ vừa mới trao cho. Dính ướt sũng, vì màn sương dày đặc, làm cho việc quan sát trở nên rất khó khăn, Dính bất ngờ bị rơi vào một đợt tấn công từ giặc mà không hay biết.

Thủ lĩnh Tây nhận ra đây là một cuộc liên lạc của du kích, chúng hồ hởi hò reo. Chúng hỏi: "Các ông tỉnh ở đâu?" (Giặc Pháp gọi của cán bộ Việt Minh tại Lai Châu là "ông tỉnh"). A Dính trả lời bình tĩnh: "Không biết!". Tên địch giận dữ: “Cái bao đạn này mày mang về cho ông tỉnh bắn chúng tao mà mày không biết à ? Nói đi không tao bắn vỡ đầu mày bây giờ”. Dính vẫn tiếp tục trả lời: "Không biết!". Nghe vậy, kẻ địch mất bình tĩnh, lao vào đánh Dính. Đám giặc xen nhau tấn công Vừ A Dính một cách dã man đến trưa. Sau mỗi cuộc tra tấn, địch lại hỏi, nhưng Dính vẫn trả lời bằng hai từ "không biết!" Một binh lính tàn bạo đã dùng súng côn đánh làm gãy ống chân của Dính. Mặt của Dính tím bầm, môi sưng phù, chân đau đớn Dính vẫn cắn răng, nước mắt chảy ròng ròng, nhưng không bao giờ hé một lời. Đêm đó, giặc buộc Dính dưới gốc cây trong bóng tối lạnh lẽo. Ngày hôm sau và ngày tiếp theo, giặc tiếp tục tra tấn và bỏ đói, khát Dính giữa rừng sâu. Sự can đảm của Vừ A Dính đã làm cho nhiều lính tên lính phải run sợ. Vào sáng của ngày thứ ba kể từ khi bị bắt, thủ lĩnh Tây lại tiếp cận Vừ A Dính và cố thuyết phục anh: “Nói một câu tao sẽ cho băng thuốc, chữa chân gãy cho mày, cho mày ăn uống tử tế và thưởng nhiều tiền nữa. Nói, ông tỉnh ở đâu ?” Dính vẫn im lặng như một tảng đá. Thủ lĩnh Tây giận dữ vì không thể thắng được một đứa trẻ. Hắn gầm lên và rời đi. Những người Thái, người Mông, người Xá bị bắt đi ngang qua đều đầy nước mắt khi nhìn thấy cảnh tượng của Dính. Bất thình lình, Dính nhận ra một người làng. Anh vội vã nói bằng tiếng Mông: “Cái túi tài liệu tôi giấu trong rừng, nhắn các anh ra lấy về”. Với mỗi người quen, Dính đều nhắn nhủ điều tương tự trước mặt binh lính giặc.

Thủ lĩnh Tây ra lệnh cho bốn binh lính trực giám A Dính. Biết rằng mình sẽ không thoát khỏi tay của kẻ thù tàn bạo, vào buổi sáng của ngày đó, khi thủ lĩnh Tây đến, Vừ A Dính giả vờ gật đầu: "Biết, biết" Thủ lĩnh hô lính đem sữa và bánh tới, nhưng Dính chỉ uống vài ngụm nước. "Làm cáng cho tao!", Dính nói với thủ lĩnh Tây.

Cả ngày dài, Dính đã bắt giặc khiêng mình đi qua núi này đến rừng khác, nhưng vẫn không tiết lộ vị trí của quân ta. Dính dẫn chúng vòng vòng đến tối lại đưa họ trở về điểm xuất phát ban đầu. A Dính nhìn lên bầu trời và những ngọn núi rừng quê hương, mỉm cười. Nhận ra mình đã bị lừa, thủ lĩnh Tây la lên. Hắn bắn một loạt đạn vào ngực của Vừ A Dính. Chiều tối ngày 15/6/1949. Vừ A Dính đã hy sinh anh dũng dưới gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn, khi anh còn chưa tròn 15 tuổi. Sau đó, hắn treo xác của Dính lên một cây đào cổ thụ. Giặc vẫn phục kích nhiều ngày tại đây hòng bắt đội vũ trang của ta khi đến đưa xác của Dính về. Sau nhiều ngày phục kích đón bắt lực lượng cách mạng xuất hiện không thành, bọn lính Pháp buộc phải rút quân về Tuần Giáo.

Cuộc đời người anh hùng nhỏ tuổi đã khép lại những sự kiên trung, dũng cảm của Vừ A Dính trước quân thù luôn là đóa hoa sáng ngời giữa núi rừng Tây Bắc (Ảnh minh hoạ: Tô Ngọc)

Cuộc đời người anh hùng nhỏ tuổi đã khép lại những sự kiên trung, dũng cảm của Vừ A Dính trước quân thù luôn là đóa hoa sáng ngời giữa núi rừng Tây Bắc (Ảnh minh hoạ: Tô Ngọc)

Cuộc đời người anh hùng nhỏ tuổi đã khép lại những sự kiên trung, dũng cảm của Vừ A Dính trước quân thù luôn là đóa hoa sáng ngời giữa núi rừng Tây Bắc.

Ngày 5/3/1999, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Báo Thiếu niên Tiền phong quyết định lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số Việt Nam mang tên anh: Quỹ Học bổng Vừ A Dính.

Năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc. Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính. Và năm 2000, anh hùng nhỏ tuổi Vừ A Dính đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nhờ chiến công của mình.

Tham khảo:

-Anh hùng, liệt sĩ Vừ A Dính sống mãi tuổi 15 - Báo Thiếu niên

-Vừ A Dính - Wikipedia

-Vừ A Dính người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn - Chuyên trang Mực tím

>> Người anh hùng dân tộc Tày hy sinh thân mình làm giá súng, góp phần tạo nên Chiến thắng Điện Biên Phủ ‘lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu’

Vị Thượng tướng, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng LLVTND được đích thân Bác Hồ đặt tên: 27 tuổi được phong Đại tá, người thầy của nhiều thế hệ tướng lĩnh quân đội

Người Anh hùng bắt sống tướng De Castries vừa được lấy tên để đặt tên đường, là cháu của danh nhân văn hoá Tạ Hiện

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nguoi-anh-hung-dan-toc-hmong-nho-tuoi-nhung-kien-trung-bat-khuat-truoc-hong-sung-ke-thu-hy-sinh-khi-chua-tron-15-tuoi-d122305.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Người anh hùng dân tộc H’mông nhỏ tuổi nhưng kiên trung bất khuất trước họng súng kẻ thù, hy sinh khi chưa tròn 15 tuổi
    POWERED BY ONECMS & INTECH