Người đàn ông tìm thấy kho ‘hắc thạch’ trị giá lên đến 340 nghìn tỷ đồng gây chấn động thế giới chỉ sau một cú gõ búa
Theo đánh giá của các cơ quan liên quan, kho báu này sở hữu giá trị kinh tế tiềm năng vượt 100 tỷ NDT (khoảng 340 nghìn tỷ đồng).
Năm 1985, sau khi tốt nghiệp Đại học Địa chất Trường Xuân, Trung Quốc, Lưu Tịch Hữu được phân công về đội địa chất tỉnh Hắc Long Giang. Từ đây, ông bắt đầu hành trình bền bỉ khám phá những kho báu ẩn sâu dưới lòng đất. Dù công việc đầy gian nan, phải làm việc trong những cánh rừng sâu với điều kiện khắc nghiệt và thường xuyên xa nhà nhưng ông chưa bao giờ than phiền. Ngay từ những ngày đầu, ông đã mang trong mình một khát vọng lớn lao là sẽ tìm ra một mỏ khoáng sản khổng lồ để phát triển vùng đất này.
Nhờ những thành tích nổi bật trong công việc, ông được giao trọng trách khai thác các mỏ vàng cho đất nước. Dưới sự lãnh đạo của ông, đội ngũ địa chất đã khám phá gần như toàn bộ các mỏ vàng tại thành phố Song Nha Sơn, tỉnh Hắc Long Giang với tổng sản lượng lên đến 18 tấn vàng. Phát hiện này không chỉ làm giàu cho quê nhà mà còn đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế địa phương.
Trong những năm tiếp theo, ông tiếp tục quản lý hàng chục dự án khảo sát địa chất mang lại nguồn lợi đáng kể cho tỉnh Hắc Long Giang. Chỉ riêng tài nguyên khoáng sản do nhóm của ông phát hiện đã giúp địa phương thu về hơn 10 triệu NDT.
Năm 2013, ông quyết định từ bỏ công việc tìm kiếm mỏ vàng để theo đuổi một mục tiêu mới đầy thách thức là đi tìm kiếm than chì – nguồn khoáng sản quan trọng trong sản xuất graphene, một "siêu vật liệu" của tương lai.
Kể từ khi Andre Geim và Konstantin Novoselov tại Đại học Manchester (Anh) tách thành công graphene từ than chì, vật liệu này được sử dụng rộng rãi. Graphene có cấu trúc từ các nguyên tử carbon liên kết theo hình lục giác, với những đặc tính vượt trội khi cứng hơn thép 200 lần, nhẹ hơn giấy 1.000 lần, trong suốt 98% và dẫn điện cực tốt. Theo Howstuffworks, graphene không chỉ chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện mà còn vượt silicon về tính linh hoạt và hiệu quả. Vật liệu này hiện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ điện tử, năng lượng tái tạo đến xử lý môi trường. Tuy nhiên, giá thành sản xuất graphene cao, khiến việc tìm kiếm nguồn than chì chất lượng trở nên cấp bách.
Hiểu rõ tiềm năng này, ông Lưu dồn toàn lực vào việc săn tìm các mỏ than chì lớn. Từ năm 2009, ông đã phát hiện một số mỏ nhỏ. Không hài lòng với những kết quả đã đạt được, năm 2017, với quyết tâm lớn, ông nộp đơn xin kinh phí 4,83 triệu NDT để thực hiện một dự án thăm dò kéo dài 4 năm. Cuối năm đó, sau một lần gõ búa, nhóm của ông đã phát hiện một mỏ than chì lớn tại tỉnh Hắc Long Giang khiến cả thế giới chấn động.
Theo đánh giá của các cơ quan liên quan, mỏ than chì này sở hữu giá trị kinh tế tiềm năng vượt 100 tỷ NDT (khoảng 340 nghìn tỷ đồng). Trang 163 cho biết, phát hiện này không chỉ gây chấn động trong và ngoài nước, mà còn giúp ông Lưu Tịch Hữu được chính quyền địa phương vinh danh vì những đóng góp to lớn của mình.
Khai quật mộ cổ, bất ngờ phát hiện 'kho báu' toàn vàng
Người phụ nữ bất ngờ phát hiện ‘kho báu’ gần 4 tỷ đồng khi dọn tủ đồ của chồng