Sống

Nhà ngôn ngữ học mắc bệnh hiểm nghèo vẫn sống tới 111 tuổi: Bữa ăn toàn thực phẩm quen thuộc, chợ Việt bán đầy rẫy

Quỳnh Như 07/08/2023 - 15:27

Không chỉ có sự nghiệp nghiên cứu thành công, nhà ngôn ngữ học này còn sống thọ tới 111 tuổi. Sau 100 tuổi, ông vẫn viết và xuất bản sách, trí óc minh mẫn và có thể trạng tuyệt vời.

Cụ ông Châu Hữu Quang mất năm 2017, hưởng thọ 111 tuổi. Trước khi 50 tuổi, ông là một nhà khoa học tài chính và giáo sư kinh tế. Sau khi 50 tuổi, ông chuyển sang ngành ngôn ngữ học và dành 3 năm để phát minh ra "Phiên âm tiếng Trung" mà người Trung thường sử dụng ngày nay, ông còn được gọi là "cha đẻ của phiên âm tiếng Trung".

Ngoài thành tựu về những thứ ông đạt được trong sự nghiệp, tuổi thọ 111 tuổi của ông cũng đáng để người đời ngưỡng mộ và học tập. Sau 100 tuổi, ông vẫn viết và xuất bản sách, trí óc minh mẫn, mắt tinh tường, ăn uống tốt và có thể trạng tuyệt vời. Nói về bí quyết sống thọ, ông Châu đúc kết bằng 5 kinh nghiệm dưới đây.

Con người không phải là "chết do đói" mà là "chết do ăn"

Ông Châu nói: "Tôi không bao giờ ăn thực phẩm bổ sung. Tôi từng làm trong ngân hàng, nhiều người khi đãi khách, ăn uống rất vô độ, nhưng tôi chỉ ăn đúng lượng cơ thể mình cần. Tôi nhớ trước đây tôi có một bác sĩ tư vấn ở Thượng Hải, ông ấy nói với tôi rằng hầu hết mọi người không phải là "chết do đói" mà là "chết do ăn". Ăn uống bừa bãi đều không tốt cho sức khỏe, nguyên nhân dẫn đến các bệnh như huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường…"

Giáo sư 17 lần mắc bệnh hiểm nghèo vẫn sống thọ 111 tuổi: Hóa ra bữa ăn toàn thực phẩm quen thuộc với người Việt

Về chế độ ăn, ông Châu không ăn quá nhiều thịt, không ăn đồ chiên rán, thức ăn chủ yếu là trứng, rau xanh, sữa, đậu phụ. Buổi sáng và buổi chiều mỗi ngày ông uống thêm tách trà đen.

Lòng rộng thì sống lâu

Theo ông Châu, không nên tức giận về bất cứ điều gì. Ông cho biết bản thân rất thờ ơ với mọi thứ bên ngoài của mình. Có một câu nói trong Phật giáo rằng: Nếu bạn coi trọng những thứ bên ngoài cơ thể của bạn quá nhiều, tinh thần của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Cách đây nhiều năm, ông Châu mắc hội chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Thời "cách mạng văn hóa", ông về quê và tận hưởng cuộc sống yên bình, bệnh mất ngủ của ông đã được chữa khỏi. Vì vậy, vợ chồng ông đều tin rằng, muốn khỏe mạnh thì đừng thất vọng hay tức giận khi gặp chuyện không như ý.

Cuộc sống càng đơn giản càng tốt

Theo chia sẻ của ông Châu, cuộc sống của ông rất đơn giản: ngủ, ăn, đọc và viết bài. Về chế độ ăn, ông chủ yếu ăn trứng, rau, sữa, đậu phụ. Mặc quần áo cũng đơn giản, không có cơ hội mặc những bộ đồ đẹp do người khác tặng, bởi vì ông không thường xuyên ra ngoài và ông thường không cảm thấy thoải mái khi mặc những bộ đồ quá đẹp. Ông cũng không đi du lịch nhiều, ông thường viết lách, uống trà, đọc sách ở nhà và tu luyện bản thân.

Ông Châu chia sẻ: "Tôi từng nghĩ rằng chúng tôi không thể sống lâu vì chúng tôi không có sức khỏe tốt khi còn trẻ. Khi tôi còn nhỏ, tôi bị bệnh lao bẩm sinh và vợ tôi bị bệnh trầm cảm. Khi chúng tôi cưới nhau, mẹ già ở nhà lén tìm thầy bói xem bói, nói hai vợ chồng chỉ sống được đến 35 tuổi. Nghe xong tôi mỉm cười. Tôi nghĩ, ông thầy bói không hề mắc lỗi, chính chúng tôi đã tự thay đổi tuổi thọ của mình."

Cuộc sống của ông Châu và vợ tương đối đơn giản, không ăn uống vô độ, không hút thuốc hay uống rượu, bia. Đây chính là lý do giúp ông sống đến 111 tuổi, vợ ông sống đến 93 tuổi.

Giáo sư 17 lần mắc bệnh hiểm nghèo vẫn sống thọ 111 tuổi: Hóa ra bữa ăn toàn thực phẩm quen thuộc với người Việt

Vận động giống như mũi voi

Ông Châu đã nghĩ ra một cách tập thể dục tự mình đặt tên là bài tập "mũi voi", ông Châu cho biết: "Thân voi rất to nhưng rất khỏe mạnh, không ốm đau gì, nhưng mũi thì liên tục di chuyển. Đây chính xác là sức khỏe tuyệt vời do các bài tập nhỏ kéo dài mang lại. Mỗi khi chán viết bài, ông Châu sẽ thực hiện bài tập "mũi voi" như lắc đầu, vươn vai, vặn hông, duỗi chân – các bài tập nhỏ để vận động toàn thân."

Sống và học đến già

Tóm lại, đó là đọc và suy ngẫm. Ông Châu dùng cả đời chỉ để đọc và suy ngẫm, khi còn trẻ học kinh tế, trở thành nhà kinh tế học nổi tiếng, sau đổi sang tiếng Hán và trở thành cha đẻ của tiếng Hán. Ông đọc rất nhiều sách văn hóa lịch sử và bách khoa toàn thư, tư duy sáng suốt và óc tò mò đã cho phép ông "tự do bơi trong biển nghiên cứu".

Bước sang tuổi 80, lẽ ra là lúc nghỉ ngơi nhưng ông Châu thì không, cuộc sống của ông lại bắt đầu từ 80 tuổi. Lợi ích lớn nhất của việc học ở tuổi già là luôn tìm kiến thức mới, liên tục kích thích vỏ não, thúc đẩy tuần hoàn máu trong não.

Nguồn: Sohu, Aboluowang.

Giáo sư lấy vợ kém 54 tuổi, 101 tuổi vẫn khỏe mạnh tiết lộ 5 bí quyết trường thọ, ai cũng có thể áp dụng

Tác dụng của loại thực phẩm cứu đói được ví là 'rau trường thọ'

Loại khoai yêu thích của người dân trên đảo trường thọ

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nha-ngon-ngu-hoc-mac-benh-hiem-ngheo-van-song-toi-111-tuoi-bua-an-toan-thuc-pham-quen-thuoc-cho-viet-ban-day-ray-195587.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nhà ngôn ngữ học mắc bệnh hiểm nghèo vẫn sống tới 111 tuổi: Bữa ăn toàn thực phẩm quen thuộc, chợ Việt bán đầy rẫy
    POWERED BY ONECMS & INTECH