Nhận định giá dầu tuần 16 - 20/5

16-05-2022 07:11|Vân Anh

Chốt tuần trước, giá dầu Brent giảm 0,7% trong khi dầu WTI tăng 0,7%.

Giá dầu Brent giao dịch trên sàn London tăng 3,77 USD, tương đương 3,5%, lên 111,22 USD/thùng trong ngày giao dịch 13/5.

Chốt tuần, giá dầu Brent giảm 0,7%. Giá dầu Brent tăng sau khi xuất hiện thông tin Trung Quốc sẽ sớm nới lỏng các biện pháp phòng dịch Covid-19 tại Thượng Hải, có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh trong hơn 7 tuần qua.

Tuy nhiên, giá dầu Brent cũng bị kìm hãm bởi việc Liên minh châu Âu chưa thể áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga vì Hungary, một thành viên của liên minh, lo sợ quốc gia này sẽ rơi vào khủng hoảng nếu như nguồn cung năng lượng từ Nga bị cắt đứt.

Tại New York, giá dầu WTI tăng 4,04 USD, tương đương 3,8%, lên 110,16 USD/thùng. Chốt tuần, giá dầu WTI tăng 0,7%. Giá dầu WTI tăng do năng lực lọc hóa dầu tại Mỹ đang bộc lộ nhiều vấn đề, khiến cho giá nhiên liệu tại quốc gia này tăng cao kỷ lục. Giá dầu diesel tăng lên ngưỡng hơn 6 USD/gallon trong khi giá xăng cũng tăng cao hơn 4,5 USD/gallon.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết tâm kiểm soát lạm phát mà không kéo nền kinh tế rơi vào suy thoái thông qua một loạt các đợt tăng lãi suất.

Tham vọng này có thể sẽ khó lòng đạt được, không bởi vì giá dầu hiện đang ở ngưỡng trên 100 USD/thùng, mà bởi vì động cơ kiếm tiền của các công ty lọc hóa dầu, trong khi phần còn lại của nền kinh tế gặp khó.

Theo đó, nguồn cung xăng, dầu, đặc biệt là diesel, đang thiếu hụt nghiêm trọng tại Mỹ, sau khi nhiều công ty lọc hóa dầu phải đóng cửa hoặc cắt giảm công suất. Những doanh nghiệp còn tồn tại trên thị trường đang làm trầm trọng hóa tình hình khi không sử dụng lợi nhuận kiếm được để mở rộng nhà máy hoặc mua lại những công ty yếu kém nhằm gia tăng sản lượng, qua đó, giảm thiểu áp lực giá cả đối với người tiêu dùng.

Bloomberg ước tính hơn 1 triệu thùng các sản phẩm lọc, hóa dầu, chiếm khoảng 5% tổng nhu cầu tại Mỹ, đã bị cắt giảm mỗi ngày khi đại dịch Covid-19 bùng phát và kéo tụt nhu cầu sử dụng dầu mỏ trong năm 2020. Bên ngoài nước Mỹ, có thêm 2,3 triệu thùng bị cắt giảm. Và nếu như các doanh nghiệp lọc hóa dầu không đầu tư gia tăng công suất, cuộc khủng hoảng này sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn.

“Nền kinh tế Mỹ đang đối diện với một cú sốc giá cả nghiêm trọng hơn so với nhiều người vẫn nghĩ, vì giá nhiên liệu đang tăng nhanh hơn so với giá dầu thô, và điều đó ảnh hưởng tới hiệu quả chính sách tiền tệ của Fed”, theo Javier Blas, Chuyên gia phân tích thị trường năng lượng tại Bloomberg.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh báo rằng giá nhiên liệu tăng cao, bên cạnh đó là đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình hồi phục nhu cầu toàn cầu trong phần còn lại của năm 2022 và năm 2023.

Giá xăng dầu hôm nay 14/12: lấy lại đà tăng

VietinBank (CTG) sẽ bán tài sản đảm bảo cho khoản nợ nghìn tỷ của đại gia xăng dầu Trung Linh Phát

Bài thuộc chủ đề Dầu khí, Năng lượng
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhan-dinh-gia-dau-tuan-16-205-133789.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nhận định giá dầu tuần 16 - 20/5
    POWERED BY ONECMS & INTECH