Loại quả xưa mọc hoang giữa rừng cho không ai lấy, nay dân phố thị tranh nhau mua: Giá lên tới 710.000 đồng/kg nhưng phải ‘săn’ mới có
Từng là món quà vặt dân dã gắn liền với tuổi thơ trẻ em vùng cao, loại quả nhỏ bé nay trở thành “cục vàng” giữa núi rừng, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ nông dân.
Từng là món quà vặt quen thuộc của trẻ em vùng cao, nay quả ngũ vị tử – loại quả hội tụ đủ vị ngọt, chua, cay, mặn, đắng – đang trở thành “vàng đỏ” mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân miền núi.
Loài cây này thường mọc ở các thung lũng, ven suối, sườn đồi ở độ cao từ 1.200 - 1.700m, phổ biến tại các tỉnh như Lai Châu, Lào Cai. Ngoài Việt Nam, ngũ vị tử còn xuất hiện tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, đặc biệt được trồng nhiều ở Trung Quốc.
Không chỉ hấp dẫn bởi hương vị đặc biệt, ngũ vị tử còn được xem là dược liệu quý trong Đông y.
Từ rễ, thân, lá đến quả và hạt đều có thể dùng làm thuốc. Vị chua, tính ấm, ngũ vị tử có tác dụng bổ phổi, bổ thận, an thần, bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch… đặc biệt tốt cho sức khỏe nam giới.
![]() |
Quả ngũ vị tử từng mọc hoang dại trong rừng không ai lấy nay "lên đời", giá chạm mức 710.000 đồng/kg. Ảnh: Tổng hợp |
Loại dược liệu này thường được dùng để hỗ trợ điều trị ho lâu ngày, mất ngủ, di tinh, mộng tinh, nóng trong, tiêu chảy kéo dài...
Nhu cầu thị trường dành cho ngũ vị tử ngày càng tăng. Tại Việt Nam, giá bán dao động từ 450.000 - 570.000 đồng/kg. Trong khi đó, ở Trung Quốc, giá bán sỉ vào khoảng 60 - 70 NDT/kg (tương đương 213.000 - 248.000 đồng), giá lẻ có thể lên đến 200 NDT/kg (khoảng 710.000 đồng).
Sự hội tụ giữa hương vị đặc biệt và công dụng đa dạng trong y học đã khiến ngũ vị tử từ một loại quả dân dã trở thành sản vật quý, góp phần cải thiện sinh kế cho đồng bào vùng cao.