Cơn đại dịch thế kỷ tới từ Corona Virus này đã tạo nên một trong những hậu quả nặng nề nhất về dịch bệnh cho nhân loại từ ghi nhận với số liệu mới nhất hơn 214 triệu người nhiễm và hơn 4.6 triệu ca tử vong trải đều ở năm châu lục. Thiệt hại về kinh tế ít nhất trên 20,000 tỷ USD (một số liệu dự phóng của WB).
Vậy thì để tham chiếu tình hình hậu đại dịch sau đó thì chỉ có đại dịch Dịch tả ở Châu Âu bùng phát tại Pháp vào 1832-1854 là đáng tham chiếu vì gần nhất với lịch sử cận đại và đang ở giai đoạn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Hơi nước.
- Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris chết, nạn nhân có cả tể tướng
- Dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848-1849 đã làm 70.000 người chết, Đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phố Luân Đôn.
- Sang thời cận đại, riêng tại Bắc Kỳ thời Pháp thuộc năm 1937 dịch tả giết 75.000 người.
- Dịch tả vào Peru vào năm 1991, lan truyền sang Ecuador, Colombia, Mexico và Nicaragua kết quả hơn 12.000 người chết.
[Bệnh tả có lẽ có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ; ở vùng châu thổ sông Hằng vào thời cổ đại. Bệnh tả xuất hiện châu Á khoảng 600 năm trước Công nguyên, ghi nhận lần đầu tiên trong y học vào năm 1563 tại Ấn Độ. Dịch xuất hiện đầu tiên từ các tuyến đường thương mại (trên đất liền và trên biển) đến Nga năm 1817, sau đó lan sang các phần còn lại của châu Âu, và từ châu Âu sang Bắc Mỹ. Có 7 trận đại dịch đã xảy ra trong 200 năm. Nếu lấy tham chiếu là một trung tâm đô thị như Luân Đôn Thì giai đoạn 1848- 1849 bùng rất mạnh trong 2 năm và tỷ lệ tử vong nhìn rất kinh hoàng ~1/8 dân số].
Cũng vì hệ quả này mà vaccine, kháng sinh ra đời với những nhà bác học vị trùng học danh tiếng như Yersin, Fleming (thuốc kháng sinh Penicillin).
Đi kèm những thành tựu về y học khoa học thì bệnh dịch cũng đẩy đỉnh điểm mâu thuẫn xã hội của Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung lên tới cực đại và hình thành cuộc Cách mạng Công Xã Paris. Tuy cuộc Cách mạng này tồn tại ngắn ngủi nhưng nó đã chỉ ra những hạn chế yếu kém của hệ thống chính trị , chính quyền của các nước Châu Âu và họ tiến vào cải tổ một lần nữa trong vòng 30 năm sau đó.
Nhờ cuộc Cách mạng và động cơ cải tổ này đã hình thành nên 2 liên minh mạnh mẽ về kinh tế và vũ lực, dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I: Đức, Áo, Hung và nhóm còn lại.
Nên có thể nói một lịch sử quá khứ như Đại dịch 1832 này rất dễ diễn ra những cuộc chiến tổng lực về sau bởi nó hình thành những bất ổn về chính trị xã hội nội tại trong từng nước, từng khu vực và từng châu lục. Nó bộc lộ những điểm xấu nhất về nhân quyền, khoảng cách giàu nghèo hay tạo ra động cơ khơi mào một cuộc phân chia lại như WWI. Đó là lịch sử cận đại cách đây hơn 1 thế kỷ.
Quay lại đương đại, Thế giới hôm nay đã phân cực về tình trạng vaccine rất rõ:
Các nước giàu đã và đang bước qua đại dịch một cách bền và ổn nhờ năng lực y khoa và nghiên cứu khoa học (vaccine và thuốc đặc trị) trong khi các nước nghèo vẫn đang vật lộn với cuộc chiến bùng phát và buộc phong tỏa tái lập liên tục là rất rõ ràng.
Kết hợp với các chính sách tiền tệ chủ động từ các Central Bank được Chính phủ bật đèn xanh đi kèm sẽ thúc đẩy 2 thứ trọng yếu gồm Tiêu dùng và Đầu tư. Như chúng ta đã thấy Mỹ đã chi không biết bao nhiêu tiền cho cuộc tái thiết này và vừa rồi tiếp tục thông qua một gói hơn 3500 tỷ gồm cho Hạ tầng và Chi tiêu. Các nước EU cũng trên đà như vậy.
Economist đã làm một thống kê hay đó là tốc độ tăng trưởng của các nước giàu trong giai đoạn 5 năm trước dịch từ 2016 -2020 thì chỉ xoay quanh 2%. Tuy nhiên sau dịch thì tốc độ tăng trưởng dự kiến và đạt được đã cải thiện đáng kể và đà tăng này sẽ tiếp tục kéo dài nhờ những gói chi tiêu khổng lồ của chính phủ và chính sách tiền tệ hỗ trợ kích cầu. Nó phá vỡ sự bế tắc của các mô hình hay động cơ tăng trưởng trước đó rất rõ. Đây chính là nội lực của các nền kinh tế top đầu này
Vậy thì những gì đã thay đổi ?
Đó chính là tự nhận thức điều hành vận hành, các phương thức sản xuất và cung ứng dịch vị thay đổi. Những công ty về giải trí, về cung ứng Tool cho WFH (làm việc tại nhà) hay những giải pháp về công nghệ, ... đang được tăng tốc đầu tư để thích nghi với trạng thái mới.
Đây chính là gốc rễ: thay đổi phương thức sản xuất để phát triển và gia tăng giá trị hơn.
Về tiêu dùng: Chắc chắn hồi phục nhờ sự trợ lực từ Chính phủ - Nền kinh tế hồi phục chất lượng và sản xuất chắc chắn được mở rộng sau đó. Nếu đối chiếu vào những 183x thì kinh tế vĩ mô còn chưa được nhìn nhận chuyên sâu như bây giờ thì dữ liệu cho thấy người dân hậu đại dịch đã tăng chi tiêu nhờ tăng tỷ lệ tiết kiệm trước đó như một kiểu phòng xa. Hiện tại việc tăng chi tiêu này từ động cơ nội tại của người dân còn có sự góp phần của Chính phủ nhờ chính sách QE trong đó có Helicopter Money (tiền trực thăng).
Tổng hoà hết cho thấy thị trường lao động chắc chắn sẽ phục hồi. Kinh tế lại tăng trưởng trở lại.
Góc độ thứ 2 cần quan tâm là chuỗi cung ứng hàng hoá diễn tiến như thế nào ?
Rõ ràng đại dịch lần này liên quan tới sư lây nhiễm gần. Vì vậy, những ứng dụng về tự động hóa sẽ được đẩy cao hơn nữa, từ đó cho thấy nhóm công nghệ tự động, robot, chuỗi sản xuất tự động, ... sẽ là ngành rất triển vọng cho tương lai.
Khi những vấn đề này được thúc đẩy sẽ giúp gia tăng hơn về công suất, năng suất và hạn chế được những biến số khó lường như gián đoạn sản xuất. Ngoài ra những khảo sát của các tổ chức kinh tế toàn cầu như WB đều chỉ ra sẽ phát sinh, ra đời rất nhiều ngành mới phù hợp bối cảnh mới bởi sự "dạn tay" trong việc khởi nghiệp.
Làn sóng khởi nghiệp, tái đầu tư, tăng đầu tư chắc chắn sẽ hình thành và mạnh mẽ nhờ nhu cầu phục hồi trên bình diện toàn cầu cho thấy nền kinh tế tổng thể sôi động lại.
Dữ liệu quá khứ đã chỉ ra vào những năm 1920 tự động hoá đã diễn ra mạnh mẽ tại Mỹ vào hậu thế chiến thứ nhất và tiêu dùng tăng vọt vào giai đoạn 1946-1950 hậu thế chiến thứ 2.
Thật vậy, một nghiên cứu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ (NBER) công bố vào năm 1948 cho thấy rằng số lượng các công ty khởi nghiệp đã bùng nổ kể từ năm 1919. Ngày nay, tại những quốc gia giàu có, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới một lần nữa lại bùng lên khi các doanh nhân tìm cách lấp đầy khoảng trống trên thị trường.
Bối cảnh kinh tế xã hội đã phân chia rất rõ các khu vực và quốc gia trên thế giới thành những phân khúc về tiêu dùng, sáng tạo, công nghệ ... Chúng ta cũng thấy rằng thị trường Mỹ và EU là nơi tiêu dùng lớn nhất nhờ tích lũy tư bản hàng vài trăm năm của họ. Châu Á vẫn là cái nôi của sản xuất với vị thế vượt trội của TQ và Ấn độ, khối ASEAN của chúng ta cũng không phải dạng vừa khi nằm trong chuỗi hưởng lợi về dịch chuyển trục lợi ích rất rõ từ Mỹ.
Một báo cáo gần đây của ADB (ngân hàng phát triển Châu Á) đã chỉ ra triển vọng và phân hoá rõ giữa các vùng trong Châu Á như sau
Đông Nam Á thì chậm lại bởi ảnh hưởng của dịch và còn khoảng 5.2%.
Nam Á có Ấn độ - Leader đã suy giảm tăng trưởng nhưng vẫn rất khủng: từ 11 về 10% và 2020 vẫn trên 7%.
Đó cũng là lý do giải thích vì sao TTCK hút vốn và định giá cao như vậy (hơn 30 lần cho PE).
Trung Á bi quan hơn bởi không có biển và nằm sau trong lục địa, khí hậu khắc nghiệt và địa chính trị bất ổn vì thế đây là khu vực tăng trưởng chậm nhất.
Tổng kết lại chúng ta thấy gì ?
Cơn đại dịch rồi sẽ đi qua bởi sự tiến bộ của y học và nghiên cứu khoa học. Nhưng việc phục hồi sẽ không đồng bộ theo cơ địa như địa lý, chính trị, nội tại của từng khu vực và quốc gia riêng lẻ. Cải tiến công nghệ, sản phẩm và tăng chi tiêu tiêu dùng là tất yếu đi kèm với sự support của chính phủ và ngân hàng trung ương. Như thế, tốc độ phục hồi kinh tế mau hơn. Các ngành như tự động hoá, robot, hệ thống hoá .... là tương lai của chúng ta.
Các quốc gia chuyên về sản xuất và xuất khẩu như Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á của chúng ta phải tận dụng được thời cơ này để gia tăng nguồn lực và năng lực về nhiều mặt. Dĩ nhiên, vấn đề trước mắt vẫn phải là giải quyết dứt điểm cơn bùng dịch lần 4 này. Vì vậy, chúng ta hãy lạc quan về tương lai trong bối cảnh hiện tại.